• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe quá tải né chốt CSGT, cày nát đường quê

27/07/2017, 13:12

Từng đoàn xe quá tải, cơi nới, chở vật liệu xây dựng có ngọn né các trạm kiểm soát của CSGT Đắk Lắk...

4

Xe tải chở cát, đá liên tục cày nát tuyến đường

Xe quá tải phá đường quê

Ngày 24/7, theo phản ánh của người dân, PV Báo Giao thông trực tiếp có mặt trên tuyến đường liên xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột) - xã Đray Sáp (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đoạn nối từ đường Hồ Chí Minh dẫn vào hướng thủy điện Buôn Kuốp. Tuyến đường dài khoảng 15km, nhưng có đến 8km đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo quan sát, mặt đường nhựa bong tróc để lại lớp đá lởm chởm. Nhiều vị trí hằn lún vệt bánh xe kéo dài và xuất hiện rất nhiều sống trâu và hố sâu. Thậm chí, nhiều đoạn mặt đường biến thành những cái ao lớn giữa đường, gây mất ATGT và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.

Theo người dân nơi đây, nguyên nhân dẫn đến đường xuống cấp do xe chở đá quá tải từ các mỏ đá và xe chở cát, gạch từ huyện Krông Ana trốn CSGT nối đuôi nhau chạy. Ông Nguyễn Công Trình (thôn Buôn Kuốp, xã Đray Sáp) bức xúc: “Cả ngày lẫn đêm, từng đoàn xe quá tải đi tắt từ mỏ cát ở huyện Krông Ana sang phá hết đường. Đặc biệt, những thời điểm công an làm gắt, xe chở cát kéo nhau đi từng đoàn”.

Cũng theo ông Trình, đi đường này, các xe trốn được 3 chốt CSGT trên Tỉnh lộ 2 và QL14 (đường Hồ Chí Minh). Chính vì vậy, tuyến đường này mới nhanh xuống cấp, khiến việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân rất vất vả.

Tương tự, tuyến đường liên thôn 11 (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đi xã Ea Na (huyện Krông Ana) cũng xuống cấp nặng nề. Bắt đầu từ đoạn cổng chào thôn 11 (nối với đường Hồ Chí Minh) mặt đường nhựa gần như biến mất, để lại mặt đường đá lởm chởm. Càng đi sâu về hướng xã Ea Na, tuyến đường xuất hiện hàng loạt các ổ voi lênh láng nước. Người đi xe máy chỉ còn cách chọn vị trí nhô cao để lạng lách đi qua.

Ông Hồ Sơn (người dân xã Hòa Phú) bức xúc phản ánh, con đường xuống cấp là do hoạt động vận chuyển của một công ty chở đá nằm ngay trên đường này. “Mùa mưa rất lầy lội, còn mùa khô bụi bặm. Nguyên nhân chủ yếu do xe quá tải chạy quá nhiều. Trong đó, rất nhiều xe chở cát, gạch từ huyện Krông Ana ra để né chốt CSGT nên đi qua đường này”, ông Sơn chia sẻ.

5
Xe 6 chân chở đá của Công ty TNHH Xây dựng cầu đường Hoàng Nam bất chấp biển cấm tải trọng 30 tấn vẫn chở đầy ắp đá lưu thông qua cầu Buôn Tour (thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột)

Trách nhiệm thuộc về ai?

Ông Vũ Quang Hưng, Trưởng thôn 12 (xã Hòa Phú) cho hay: “Đường quá nhỏ nhưng xe ben, xe tải chở cát, đá, gạch ra - vào liên tục gây mất ATGT. Mỗi lần thấy các xe này xuất hiện, người đi xe máy phải tấp vào lề né tránh. Chúng tôi đã nhiều lần gửi kiến nghị tới chính quyền xã để có biện pháp ngăn xe quá tải phá đường nhưng vẫn chưa có động thái gì”.

Liên quan đến kiến nghị này của người dân, ông Từ Thọ, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết, trước đây tuyến đường này do Công ty Thủy điện Buôn Kuốp thi công để phục vụ làm thủy điện. Công trình bắt đầu thi công năm 2004 đến năm 2011, thủy điện Buôn Kuốp đã bàn giao lại cho UBND TP Buôn Ma Thuột quản lý. Sau đó, UBND thành phố lại giao cho xã Hòa Phú tạm quản lý, sử dụng. “Tuyến đường phục vụ cho nhu cầu đi lại của khoảng 600 hộ dân. Tuy nhiên, sau một thời gian bàn giao, do tuyến đường tập trung hơn 5 mỏ đá nên hoạt động vận chuyển quá tải đã khiến đường xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do xe chở đá, cát quá tải”, ông Thọ nói.

Cũng theo ông Thọ, các tuyến đường trên còn kết nối với mỏ cát Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana) nên đây cũng là con đường lý tưởng để các xe né trạm CSGT. Khi CSGT làm gắt, các xe nối đuôi nhau kéo về cày nát đường. “Chúng tôi đã nắm được thông tin phản ánh xe chở VLXD né chốt CSGT, xe chở đá từ các mỏ ra phá đường và đã nhiều lần kiến nghị với cấp trên để có hướng xử lý”, ông Thọ cho biết thêm.

Trước những thông tin phản ánh của Báo Giao thông, ông Trần Thủ, Chánh TTGT (Sở GTVT Đắk Lắk) cho biết: “Các tuyến đường trên do UBND TP Buôn Ma Thuột quản lý nên TTGT không thường xuyên kiểm soát, chỉ khi nào có tin báo về đường dây nóng, TTGT sẽ tăng cường tuần tra xử lý. Cũng theo ông Thủ, TTGT thường xuyên trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ ủy thác còn các đường liên thôn, liên xã nằm trong phạm vi trật tự thành phố thì thành phố xử lý. Chỉ khi nào có tin báo, TTGT mới tăng cường xử lý đột xuất.

Chiều 26/7, Thượng tá Võ Tin, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết: “Tình trạng xe quá tải né trạm CSGT phá đường dân, UBND dân xã Hòa Phú đã có phản ánh. Chúng tôi biết một số xe chở cát, gạch từ huyện Krông Ana né chốt CSGT để ra xã Hòa Phú khiến tuyến đường này hư hỏng gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. Ngay sau khi nắm thông tin, tôi đã chỉ đạo các tổ CSGT làm nhiệm vụ trên tuyến tỉnh lộ 2, tổ chức tuần tra kiểm soát và đã phát hiện xử lý nhiều trường hợp. Tuy nhiên, một số xe khi CSGT tuần tra, đối phó bằng cách cử người canh (theo dõi - PV) để né tránh. Thời gian tới, CSGT sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát và tổ chức cân để xử lý dứt điểm các trường hợp cố tình vi phạm về tải trọng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.