• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe quá tải giảm hơn 90% do vi phạm bị truy đến cùng

11/01/2016, 09:27

Cuộc tấn công tổng lực vào đối tượng lâu nay được ví như “giặc” phá hoại công trình hạ tầng giao thông...

9
Các cơ quan chức năng đề nghị Luật GTĐB  sửa đổi với hành vi tái phạm chở quá tải 150% sẽ bị xử lý hình sự - Ảnh minh họa Khánh Hồng

Cuộc tấn công tổng lực vào đối tượng lâu nay được ví như “giặc” phá hoại công trình hạ tầng giao thông cơ bản đạt mục tiêu khi đến nay xe quá tải đã giảm trên 90%. Với số ít xe quá tải còn lại đang ngoan cố hoạt động lén lút, tới đây lực lượng chức năng sẽ có biện pháp mạnh triệt để tận gốc.

Triệt cả “gốc” lẫn “ngọn”

Tính từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 15/12/2015, các trạm kiểm tra tải trọng xe trên cả nước và Thanh tra các Sở GTVT sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra 635.351 xe, phát hiện 50.863 xe vi phạm, trong đó 2.367 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, tước 20.289 GPLX, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước 345 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thanh tra 4 Cục Quản lý Đường bộ đã tiến hành kiểm tra và xử lý 2.802 xe, trong đó 2.079 xe vi phạm về tải trọng, 601 xe vi phạm về kích thước thùng hàng, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước 44,7 tỷ đồng.

Tình trạng xe quá tải lưu thông đường dài (Bắc - Nam), chỉ còn khoảng 1% xe quá tải lưu thông trong phạm vi vùng, qua các tỉnh lân cận; Không còn xe vi phạm chở hàng quá tải trên 300%, chủ yếu mức quá tải từ 20 - 50%, mức quá tải từ 50% - trên 100% không đáng kể, tổng số lượng xe quá tải đã giảm khoảng 91,5%.

"Xe quá tải đã trở thành vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Phải coi xe quá tải là “giặc” và muốn “diệt giặc”, tất cả lực lượng phải thực sự vào cuộc. Cuộc chiến này còn gian nan nhưng phải quyết tâm làm đến cùng, không thể để dân nghi ngờ”.

Bộ trưởng Bộ GTVT
Đinh La Thăng

Theo Tổng cục Đường bộ VN, nếu như trước đây xe quá tải công khai thách thức dư luận thì nay, nhiều lái xe, chủ xe, chủ doanh nghiệp (DN) vận tải đã có ý thức chấp hành tốt hơn. Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, không chỉ kiểm soát phần “ngọn”, khi xe lưu thông trên đường, các ngành, địa phương đã chú trọng đến việc chặn từ “gốc” bằng việc tổ chức cho DN, lái xe, chủ xe, chủ hàng ký cam kết không chở hàng quá trọng tải. Bên cạnh đó, hàng loạt giải pháp kiểm tra, xử lý vi phạm về kích thước thùng xe, siết chặt công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.

Việc kiểm soát từ “gốc”, từ kho hàng, mỏ vật liệu, bến cảng để không xếp hàng quá tải theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã được các địa phương triển khai nghiêm túc. Nhiều DN khai thác cảng biển ký cam kết không xếp hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép. Công an và Sở GTVT các địa phương cũng phối hợp tổ chức ký cam kết cho các DN trên địa bàn không vi phạm chở hàng quá tải trọng. Ngoài việc kiểm tra, truy quét xe quá tải, liên Bộ GTVT - Công an đã kiểm tra, giám sát chặt đối với lực lượng thực thi công vụ. Thanh tra Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công an kiểm tra đột xuất lực lượng thực thi công vụ tại các trạm kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) lưu động. Mọi trường hợp thực thi công vụ có hành vi dung túng, bao che, tiếp tay cho những tổ chức, cá nhân vi phạm về tải trọng đều bị xử lý nghiêm.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) khẳng định: “Với việc tăng cường kiểm tra giám sát đối với lực lượng thực thi công vụ, chúng tôi xử lý nghiêm và truy đến cùng nếu vi phạm quy trình công tác hoặc thực hiện không đúng”.

Sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh xe quá tải

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, đến nay, lượng xe quá tải đã giảm mạnh nhưng vẫn còn 8,5% phương tiện chưa chấp hành. Đây là các đối tượng ngoan cố, lén lút hoạt động vào ban đêm. “Để KSTTX bền vững, Tổng cục sẽ chỉ đạo các đơn vị tăng số trạm KSTTX và đẩy nhanh lắp đặt trạm cân điện tử tại các trạm thu phí để tiến hành “phạt nguội”. Khi xe đi qua trạm thu phí, nếu phát hiện vi phạm quá tải sẽ báo cho DN của các tỉnh có xe vi phạm. Tổng cục Đường bộ VN sẽ phối hợp đồng bộ các trạm KSTTX ở các tỉnh để điều phối phù hợp, hiệu quả hơn. Cùng đó, các lực lượng chức năng sẽ giám sát chặt các trạm KSTTX, tăng cường kiểm tra đột xuất vào ban đêm để xử lý các xe cố tình chống đối”, ông Huyện nói.

Liên quan đến việc kiểm soát tại các cảng bốc dỡ hàng hóa, ông Huyện cho biết sẽ làm gắt hơn, phát hiện vi phạm sẽ xử lý thu hồi giấy phép kinh doanh. Đầu vào và đầu ra của nguồn hàng cũng sẽ được quản chặt. Các Ban QLDA, các nhà thầu tiếp nhận xe quá tải chở vật tư vào công trình, đầu ra nhận hàng là các công trình xây dựng, công trình giao thông cũng sẽ được tập trung xử lý.

“Tới đây, nghị định thay thế Nghị định 171 theo hướng nâng mức phạt ít nhất là gấp đôi so với hiện nay để tăng sức răn đe. Theo đó, xe chở quá tải từ 100 - 150% sẽ bị phạt tới 100 triệu đồng. Đặc biệt, khi sửa Luật GTĐB, các cơ quan chức năng sẽ đề nghị bổ sung hành vi tái phạm chở quá tải 150% phải xử lý hình sự. Với nhiều giải pháp mạnh, triệt để từ “gốc” đó, tôi tin tưởng việc kiểm soát xe chở quá tải sẽ bền vững”, ông Huyện khẳng định.

Dưới góc độ đại diện cho các DN vận tải, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, cần có chế tài xử lý liên quan đến chủ hàng, nơi xếp dỡ cố tình chở quá tải đồng thời nâng cao mức phạt hơn nữa với chủ DN vận tải vì chỉ 6 - 7 triệu đồng/lần chưa đủ sức răn đe; Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, dựa vào dân để phát hiện và ngăn xe quá tải. “Các đơn vị quản lý cần nghiên cứu lắp đặt thiết bị giám sát tải trọng truyền về cơ sở dữ liệu để xe chở quá tải ở đâu là phát hiện ra ngay, tránh tình trạng xe chở từ tỉnh này qua vài tỉnh khác mới bị phát hiện”, ông Thanh kiến nghị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.