• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe ở đâu, khách đến đó

20/07/2016, 16:38

Điều chuyển phương tiện từ bến này sang bến khác khó tránh khỏi sự phản ứng của doanh nghiệp đang làm ăn ổn định.

Bến xe khách Mỹ Đình là một trong những bến đã có

Bến xe Mỹ Đình nhanh chóng lọt thỏm trong một khu vực có mật độ dân cư đông đúc

Nhắc đến những bất cập luồng tuyến vận tải tại Hà Nội hiện nay, không thể bỏ qua những bất cập về tầm nhìn trong quy hoạch đô thị khi các quy hoạch trước đây đều không tiên lượng được xu thế phát triển của khu vực phía Tây.

Hệ quả là Bến xe Mỹ Đình nhanh chóng lọt thỏm trong một khu vực có mật độ dân cư đông đúc, dẫn đến điều tất yếu là quá tải suốt một thời gian dài.

Vì thế, gần 10 năm trước, Hà Nội đã có quy hoạch bến xe theo hướng bố trí các bến xe nằm ở ngoại vi thành phố, phân bổ theo 4 hướng “Đông - Tây - Nam - Bắc”. Xe từ hướng nào về sẽ đi vào bến hướng đó. Nhưng không hiểu vì lý do gì,  bản quy hoạch được xem là rất hợp lý này đã bị “treo” suốt từ đó đến nay. Gần đây, khi mật độ giao thông hướng Bắc - Nam phát triển quá nhanh khiến tuyến đường vành đai 3 dù đã làm đường trên cao vẫn trở nên chật hẹp, ùn tắc liên miên càng khiến lãnh đạo Thủ đô có thêm quyết tâm thực hiện đúng quy hoạch đã vạch ra.

Một lý do nữa khiến việc điều chuyển phương tiện từ Bến xe Mỹ Đình về đúng hướng tuyến quy hoạch càng cấp thiết hơn đó là vấn đề an ninh. Ở khu vực có rất nhiều cơ quan hành chính Nhà nước, các công trình thường xuyên tổ chức các sự kiện quan trọng không chỉ trong nước mà cả quốc tế, các trục đường như: Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng hay Đại lộ Thăng Long… còn được coi là trục đường “dẫn đoàn”, là bộ mặt của Thủ đô. Sự lộn xộn, mất an ninh trật tự, ùn tắc do các tuyến vận tải khách gây ra tại các tuyến đường này là điều khó được chấp nhận.

Nguyên lý trong vận tải “xe ở đâu thì khách đến đó”. Trước khách đi bến Nứa (đầu đường Yên Phụ), nhưng khi bố trí Bến xe Gia Lâm, khách lại sang Gia Lâm. Ngay như Bến xe Nước Ngầm khi mới hoạt động (năm 2006), nhiều nhà xe bị điều chuyển về đều kêu như vậy là ép doanh nghiệp phá sản. Thế nhưng, từ chỗ chỉ có 7 xe bị điều chuyển về đây, đến nay, bến xe này đã thu hút được gần 400 xe tự nguyện đăng ký về hoạt động.

Thực tế đó cho thấy, việc di dời bến xe hay điều chuyển phương tiện từ bến này sang bến khác khó tránh khỏi sự phản ứng của các doanh nghiệp đang làm ăn ổn định. Tuy nhiên, việc điều chuyển ấy cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Bởi khi đó toàn bộ khách từ hướng phía Nam ra sẽ phải vào cùng một bến, thay vì có xe chỉ đến Bến xe Nước Ngầm nhưng có xe lại được vào Bến xe Mỹ Đình sâu hơn trong nội đô, có nhiều hành khách hơn.

Ở mức độ cao hơn, việc sắp xếp luồng tuyến, điều chuyển phương tiện khoa học, hợp lý là nhằm bảo đảm cho một Thủ đô văn minh, hiện đại và không ùn tắc. Lợi ích đó chắc chắn phải được đặt cao hơn lợi ích của một bộ phận doanh nghiệp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.