• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông An toàn giao thông

Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiều tiền, công an có được giữ phương tiện?

An toàn giao thông

Xe máy vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiều tiền, công an có được giữ phương tiện?

13/04/2019, 11:35

Nhiều người tham gia giao thông bằng xe máy chưa hiểu rõ về mức phạt với hành vi xe máy vượt đèn đỏ...

Xe máy vi phạm vượt đèn đỏ sẽ bị xử phạt cao nhất là 400.000 đồng - Ảnh minh hoạ

Đường dây nóng của Báo Giao thông nhận được câu hỏi của bạn Phan Nhị Lê (Đống Đa, Hà Nội) hỏi về mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ với xe máy. Với lỗi vi phạm này, CSGT có giữ phương tiện không và giữ trong bao lâu, có quyền giữ cả khóa xe hay không?

Trao đổi với Báo Giao thông, Luật sư Đoàn Văn Hướng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, tại Điều 6 Nghị định 46/2016 về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với một hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Theo Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định độ tuổi của người lái xe: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Như vậy, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3. Từ 18 tuổi trở lên được phép điều khiển các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác.

Về vấn đề tạm giữ phương tiện, Luật sư Hướng cho biết, Điểm a, Khoản 1, Điều 78 Nghị định 46/2016 về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm quy định: Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại Điểm a, Khoản 6; Điểm b, Điểm d, Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11, Điều 5 của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2, Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”

"Theo đúng quy định của pháp luật, công an có quyền tạm giữ phương tiện của người tham gia giao thông trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đối với lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông thì CSGT chỉ có thể giữ phương tiện khi vi phạm mà bạn không có một trong các giấy tờ sau: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe. Bên cạnh đó, hiện nay không có quy định về việc CSGT giữ chìa khóa phương tiện. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người tham gia giao thông có thể khiếu nại trực tiếp lên cấp trên người vừa thu giữ chìa khóa xe gắn máy trên", Luật sư Hướng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.