• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xe máy "khai sinh không khai tử”, TNGT diễn biến khó lường

19/10/2018, 12:59

Việc gia tăng quá nhanh xe máy tham gia giao thông khiến TNGT ngày càng diễn biến khó lường.

DSCF7828

Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT phát biểu tại hội thảo

Sáng nay (19/10), Bộ GTVT tổ chức Hội thảo quốc tế “ATGT đối với xe máy". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án xây dựng chiến lược ATGT đối với xe máy và kế hoạch hành động: Một khởi đầu của Việt Nam do Quỹ Hội nhập Nhật Bản - Asean (JAIF) tài trợ.

Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Thạch cho biết, tại nhiều nước Asean, số lượng xe máy đang gia tăng quá mức, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số phương tiện cơ giới đường bộ, cụ thể: Myanmar: 86%, Indonesia: 83%, Campuchia: 84%, Lào: 78%, Việt Nam: hơn 95%. 

“Việc gia tăng đó là lý do TNGT xe máy chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, tại Việt Nam, số vụ tai nạn liên quan đến xe máy chiếm tới 62% tổng số vụ TNGT đường bộ”, ông Thạch nói.

Theo Giám đốc dự án Nguyễn Hữu Đức, nếu như năm 1990, ở Việt Nam chỉ có hơn 1,2 triệu xe máy thì đến hết năm 2017 con số này tăng hơn 50 triệu xe (gấp 41,7 lần), tốc độ tăng trưởng đạt 14,8%. Dự báo, trong năm 2018, lượng xe máy theo đăng ký dự kiến đạt hơn 52 triệu xe và đến năm 2030, số lượng này sẽ tăng lên gần 80 triệu xe. Tỉ lệ xe máy trong dòng giao thông hỗn hợp cũng luôn ở ngưỡng cao, thấp nhất là 83,9% (1990) và cao nhất là 95,15% (2017).

Ông Đức cũng cho rằng, công tác quản lý xe máy ở Việt Nam đang ở tình trạng “khai sinh nhưng không khai tử” dẫn đến lượng xe máy theo đăng ký và lượng xe máy thực tế chênh lệch rất lớn. Đơn cử, thống kê năm 2017, số lượng xe máy tính theo đăng ký là hơn 50 triệu xe trong khi đó lượng xe lưu hành thực tế chỉ khoảng hơn 38 triệu xe. Việc này tạo rào cản lớn trong việc kiểm soát phương tiện để điều tiết giao thông và đảm bảo trật tự ATGT hiệu quả.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý, bà Bà Sineth Ron (Bộ Giao thông Công chính Campuchia) cho biết, Campuchia là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng xe máy nhanh (trên 80% tổng lượng xe cơ giới) và tỷ lệ TNGT liên quan đến xe máy ở mức cao tương đương với Việt Nam (63%) nên thời gian qua, cơ quan chức năng quốc gia này đã thực hiện hàng loạt các biện pháp quản lý xe máy hiệu quả.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, các cấp chức năng của Việt Nam cần nghiên cứu tăng mức phạt với những trường hợp thiếu tuân thủ pháp luật. Cùng đó, Việt Nam cũng nên học tập mô hình đảm bảo ATGT như: mô hình làn đường dành riêng cho xe máy ở Malaysia hoặc mô hình rẽ theo hai bước cho xe máy ở Đài Loan để cải thiện hành vi tham gia giao thông của người điều khiển, giảm thiểu tỉ lệ tai nạn liên quan đến xe máy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.