• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xe khách trá hình hết đường lách luật

04/12/2014, 07:56

Ông Trịnh Viết Lộc, Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT khẳng định, Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ ngăn chặn được tình trạng xe khách trá hình gây bức xúc lâu nay.

Các lỗi dừng đỗ, bắt khách dọc đường được thiết bị GSHT ghi lại sẽ bị xử phạtẢnh: Xuân Đoàn
Các lỗi dừng đỗ, bắt khách dọc đường được thiết bị GSHT ghi lại sẽ bị xử phạt

Nở rộ xe trá hình

Tại buổi tọa đàm về chủ đề “Chất lượng xe khách dưới góc nhìn từ doanh nghiệp và hành khách” do Báo Giao thông tổ chức hôm qua (3/12), liên quan đến vấn đề xe dù, xe khách chạy hợp đồng “núp bóng” xe chạy tuyến cố định gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp vận tải, ông Trịnh Viết Lộc cho rằng, việc quản lý vấn đề này hiện rất cấp bách. Tình trạng xe dù, xe hợp đồng “trá hình” đã có từ lâu, nhưng thời gian gần đây mới nở rộ. “Do các tuyến vận tải khách cố định được quản lý rất chặt chẽ, vì thế doanh nghiệp lách luật chuyển sang chạy hợp đồng. Chúng ta đã có quy định về vấn đề này, nhưng chưa chặt chẽ và chưa bao quát hết được việc xe hợp đồng lấy khách của tuyến cố định”, ông Lộc cho rằng, Nghị định 86 ra đời sẽ khắc phục được tình trạng này.   

Liên quan đến vấn đề xe trung chuyển đón khách, ông Trần Quang Bình, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, xe trung chuyển không phải là loại hình kinh doanh vận tải mà chỉ là nối tiếp giữa các loại hình kinh doanh vận tải với nhau. Do đó, không nên cấp phép cho xe quá lớn, chỉ xe nhỏ mới được vào thành phố để trung chuyển. Đấy là căn cứ để Tổng cục Đường bộ VN quy định loại xe trung chuyển chỉ được sử dụng xe 16 chỗ.

“Nghị định 86 quy định, xe chạy hợp đồng phải thông báo trước cho Sở GTVT trên địa bàn. Để “bịt” kẽ hở, các xe khách hợp đồng chuẩn bị sẵn nhiều hợp đồng “khống”, Nghị định quy định, hợp đồng chỉ được ký một lần nên đã triệt tiêu lỗ hổng này. Đây là phương án quản lý hữu hiệu nhất”, ông Lộc khẳng định. 

Đồng quan điểm, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cũng cho rằng, Nghị định 86 đã đưa ra nhiều giải pháp mạnh như yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin trước mỗi chuyến đi đối với xe hợp đồng và xe du lịch; Tăng cường quản lý giữa thông tin khai báo với thông tin trên thiết bị giám sát hành trình để xử lý mạnh mẽ những trường hợp vi phạm. 

Để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp, trong Thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT quy định, doanh nghiệp có thể khai báo ngay trước chuyến đi. Hình thức thông báo bằng văn bản, email hoặc bằng phần mềm trực tuyến. “Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, chúng ta sẽ so sánh thông tin doanh nghiệp khai báo với thông tin theo dõi từ thiết bị giám sát hành trình để xử lý những xe vi phạm. Đây là giải pháp mạnh và chắc chắn có hiệu quả”, bà Hiền nói.

Lộ trình áp dụng không gây khó cho doanh nghiệp

Để khắc phục tình trạng xe du lịch, xe hợp đồng trá hình, ông Nguyễn Vũ Linh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch - khách sạn - vận tải Vũ Linh kiến nghị giải pháp cần phải niêm yết số ĐT đường dây nóng của cơ quan chức năng trên xe khách.

Về vấn đề này, bà Hiền cho biết, việc niêm yết số ĐT đường dây nóng của Sở GTVT đã có quy định trong Thông tư 63. “Sắp tới là thời điểm Tết và mùa lễ hội, chúng tôi cũng chuẩn bị nội dung để báo cáo lãnh đạo Bộ. Ngoài việc niêm yết số ĐT đường dây nóng của Sở GTVT, chúng tôi còn bổ sung số ĐT đường dây nóng của cơ quan kiểm tra, kiểm soát trên đường. Việc niêm yết cũng không chỉ thực hiện trên các phương tiện mà còn được dán trên các trạm xe buýt, điểm dừng đỗ xe để người dân phản ánh thông tin kịp thời”, bà Hiền nói.

Theo Nghị định 86, quy trình bảo đảm ATGT đối với các xe khách tuyến cố định sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2015. Ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) khẳng định, lộ trình này không gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Tùng cho biết, các quy trình bảo đảm ATGT trong Nghị định 86 không mới nhưng cần chấp hành nghiêm để tạo sự thống nhất. “Thực ra đó là các bước công việc phải làm nhưng được quy định bắt buộc để làm bằng chứng phục vụ cho công tác thanh tra, hậu kiểm và thực hiện thống nhất”, ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm thực hiện những công việc này. Chẳng hạn như quy trình về kiểm tra, bảo dưỡng là một công việc thường xuyên, nhưng nay có quy định và chế tài để nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp và cả lực lượng thực thi công vụ. “Lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm ATGT đối với xe khách tuyến cố định áp dụng từ 1/7/2015 là không gấp gáp và không hề gây khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Tùng khẳng định. 

Đình Quang  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.