• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Xe "hổ vồ" đang tàn phá cầu, đường

13/06/2014, 13:15

Khoảng 4,5 vạn xe tải tự đổ (xe ben) loại 3-4 trục có thùng hàng "khủng" được nhập khẩu từ Trung Quốc vào VN trước thời điểm quy định về giới hạn kích thước thùng xe chưa có hiệu lực ...

Không quản lý thùng hàng từ gốc, sẽ khó khăn trong việc xử lý vi phạm chở quá tải
Không quản lý thùng hàng từ gốc, sẽ khó khăn trong việc xử lý vi phạm chở quá tải


Chở hàng hết cỡ… thùng


Dòng xe tải tự đổ loại 3 - 4 trục ngang, với nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và được cánh lái xe, chủ xe gọi theo cách dân dã là xe “hổ vồ”. Tại Hà Nội và các địa phương phía Bắc, có thể dễ dàng nhận thấy loại xe này được dùng để chở nguyên vật liệu phục vụ các công trình xây dựng, san lấp mặt bằng như các tuyến đường vành đai, đường ra vào các mỏ đá. Dù thành thùng đã cao gấp rưỡi, gấp đôi so với xe cùng loại được nhập khẩu sau khi có Thông tư 32/2012/TT-BGTVT (có hiệu lực từ 1/10/2012), nhưng nhiều xe “hổ vồ” đã nhập khẩu trước đó còn lắp thêm mái đậy, bạt phục vụ việc chở hàng kịch thùng. 


Quan sát tại một số tuyến đường tại ngoại thành Hà Nội, PV Báo Giao thông phát hiện nhiều xe tải mang BKS 29C- 13350, 29C- 01078, 90C-122.60… lưu thông chở hàng kịch thành xe. 
 

"Lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp xe “hổ vồ” chở quá tải trọng cho phép. Doanh nghiệp thường muốn giữ nguyên thùng xe, nhưng nếu có quy định cải tạo thùng để phù hợp với Thông tư 32, cũng cần tính toán đến lợi ích của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề như hồ sơ, chi phí liên quan đến cải tạo thùng xe”.

 

Ông Lê Văn Tiến
Chủ tịch Hiệp hội vận tải

hàng hóa đường bộ Hải Phòng

Thanh Hóa cũng là địa phương mà xe “hổ vồ” đang hoạt động mạnh, là tác nhân tàn phá mặt đường ở một số tuyến đường dẫn vào khu kinh tế Nghi Sơn… Theo hồ sơ đăng kiểm, trọng tải toàn bộ xe và hàng cho phép của loại xe này chỉ trong khoảng 20 đến hơn 30 tấn, nhưng với những trường hợp xe chở đầy nguyên vật liệu xây dựng, trọng tải toàn bộ xe ở mức 60-80 tấn.

Theo Cục Đăng kiểm VN, hiện cả nước có gần 6,2 vạn xe tải tự đổ, trong đó có khoảng 4,5 vạn chiếc có thùng hàng được nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trước khi quy định về kích thước thùng xe có hiệu lực (1/10/2012). Phần lớn trong số này được nhập khẩu từ Trung Quốc, có kích thước thùng xe rất lớn. Số liệu từ các đơn vị kiểm định cho thấy, đa số xe nhập trước khi Thông tư 32 có hiệu lực đều có thể tích thùng xe vượt quá 100% kích thước quy định, thậm chí có xe vượt quá 300%. 


Điều này cũng đồng nghĩa với việc cùng một kiểu loại xe tải 3 - 4 trục, nhưng kích thước thùng hàng của xe được nhập khẩu, sản xuất trước và sau thời điểm Thông tư 32 lại khác nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiều chủ xe có thùng hàng quá cỡ quy định luôn tìm cách chở thật nhiều, còn chủ xe có thùng hàng đúng quy định nhưng thấp hơn lại tìm cách nối thành xe để chở quá tải. 

Thiếu thống nhất, khó quản lý


Ông Trần Kỳ Hình - Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN cho biết, đã đến lúc cần có sự kiểm soát phù hợp và thống nhất đối với thùng hàng của loại xe trên để ngăn chặn từ gốc nguy cơ chở quá tải hoặc tự ý cơi nới thùng xe.


Cục Đăng kiểm VN cũng đã đề xuất Bộ GTVT quy định biện pháp kiểm soát đặc biệt với xe “hổ vồ”. Cụ thể, nếu xe nào bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, lực lượng TTGT các địa phương sẽ báo cáo qua phần mềm tin học của các trạm cân tải trọng về Tổng cục Đường bộ VN. Hàng tháng, Tổng cục Đường bộ VN chuyển thông tin qua mạng đến Cục Đăng kiểm VN. Trên cơ sở đó, các xe vi phạm sẽ phải cải tạo, đưa kích thước về đúng thông số được quy định tại Thông tư 32. Trường hợp không cải tạo sẽ không được tiếp nhận đăng kiểm. 


Để đánh dấu loại xe này và giúp lực lượng chức năng dễ phân biệt, kiểm soát, Thông tư số 10/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT có hiệu lực từ 15/6 tới đây quy định in mẫu tem kiểm định riêng đối với xe tải nhập trước thời điểm 1/10/2012.  Trong sổ chứng nhận kiểm định cũng in thêm ảnh tổng thể xe để CSGT, TTGT dễ nhận biết xe  đó có nối thêm thành xe hay không.

Huy Lộc

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.