• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe công nông ung dung chở keo, bạch đàn ở Bình Định

04/04/2018, 14:43

Ở các vùng nông thôn trên địa bàn Bình Định, xe công nông vẫn ung dung chở keo, bạch đàn bất chấp lệnh cấm.

DSCN1429[1]

Đa số các xe công nông này chở gỗ, nông sản cồng kềnh, cơi thùng vượt quy định

Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2008, xe công nông bị đình chỉ lưu hành. Tuy nhiên, ghi nhận của PV Báo Giao thông, trên các tuyến QL19C, đoạn qua xã Phước Thành (Tuy Phước, Bình Định), nhiều xe công nông chở quá khổ, quá tải vẫn ung dung hoạt động. Đa số các xe này dùng những thanh gỗ quây chung quanh thành thùng nhằm chở hàng cho được nhiều.

Các cây gỗ được buộc vào thành xe bằng những sợi dây thép khá đơn giản rồi chất đầy gỗ bên trong. Trong 2 giờ quan sát, chúng tôi thấy có gần 20 lượt xe hoạt động theo phương thức tương tự chạy trên tuyến QL19C về nhà máy dăm ở xã Vân Canh (huyện Vân Canh, Bình Định) để giao hàng.

Tương tự, xe công nông chở gỗ nguyên liệu vượt tải trọng, quá khổ còn diễn ra khá phổ biến trên QL1 đoạn từ Phù Mỹ - Hoài Nhơn, QL19 qua xã Bình Nghi (Tây Sơn) và các tỉnh lộ 631, 637, 630…

Điều đáng nói, các xe này thường hoạt động vào chập tối và về đêm. Trên xe lại không được trang bị đèn xi nhan, thậm chí nhiều xe còn không có đèn chiếu sáng, tài xế phải đội đèn pin trên đầu. Do đó, mỗi khi muốn rẽ sang đường, tài xế thường dùng một tay xin ra hiệu, tay còn lại cầm vô - lăng, xe lại chở nặng khiến nguy cơ xảy ra TNGT rất cao.

Theo thống kê của ngành chức năng, chỉ tính từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ TNGT liên quan đến xe công nông, làm ít nhất 3 người thiệt mạng. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn như: lái xe không đúng phần đường, chuyển hướng sai quy định, không làm chủ tốc độ, thiết bị an toàn kỹ thuật không bảo đảm...

Trung tá Ngô Đức Hoài, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (CA tỉnh) cho biết, xe công nông đã bị cấm hoàn toàn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại một số nơi vẫn còn tình trạng người dân lén sử dụng loại xe tự chế này để chở nông sản.

Trước thực trạng trên, Phòng đã có văn bản tham mưu Giám đốc CA tỉnh chỉ đạo CA các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh yêu cầu CA các xã rà soát, thống kê số lượng xe công nông, đồng thời, mời các chủ xe để tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT, cho ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ; đồng thời thông tin trên đài truyền thanh xã để vận động, tuyên truyền lái xe không được đưa xe công nông ra quốc lộ lưu thông, trường hợp bị lực lượng chức năng phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Tới đây, chúng tôi sẽ chỉ đạo CSGT các huyện, thị xã trong tỉnh tăng cường phối hợp với CA các xã, thị trấn tiếp tục rà soát và tuyên truyền vận động người dân cam kết chuyển đổi nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của loại xe này. Riêng với các trường hợp cố tình vi phạm sẽ tịch thu”, Trung tá Hoài nói.

DSCN1424[1]

Mặc dù bị cấm hoạt động, nhưng nhiều xe công nông vẫn tự ý lưu thông trên đường

 Đa số các xe này do người dân ở các vùng nông thôn độ, chế lại cho phù hợp để chở gỗ, nông sản, di chuyển một đoạn đường ngắn rồi quay trở về. Những tài xế chủ yếu là người địa phương, chưa được đào tạo bài bản. Trên xe không đảm bảo các chế độ an toàn khi tham gia giao thông, dể gây ra tai nạn.

Theo Ban ATGT tỉnh, để xóa bỏ tình trạng xe công nông tự chế hoạt động trở lại tại một số địa phương, Ban ATGT tỉnh đã lên kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về trật tự ATGT đến các tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý những trường hợp điều khiển xe công nông; nghiên cứu, đề xuất các phương án thay thế xe công nông để bảo đảm ATGT.      

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.