• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Xe công nông, máy kéo độ chế nhan nhản ở Tây Nguyên: “Nông cụ” khó thay thế

Giao thông 24h

Xe công nông, máy kéo độ chế nhan nhản ở Tây Nguyên: “Nông cụ” khó thay thế

06/05/2019, 14:48

Từ lâu, chiếc xe công nông, máy kéo độ chế ở mảnh đất Tây Nguyên như "chiếc cần câu cơm" không thể thiếu đối với người dân.

Một chiếc xe máy kéo độ chế lưu thông trên đường đoạn qua xã Gla, Đăk Đoa (Gia Lai). Ảnh: Tạ Vĩnh Yên

Sáng sớm trên mọi con đường ở Tây Nguyên những chiếc công nông nổ tiếng bình bình bình điếc tai cứ lao đi, trên thùng có rất nhiều người bấu víu vào nhau bất chấp nguy hiểm… Hình ảnh những chiếc công nông chở nhiều người cứ thế như một "đặc sản" trên vùng đất Gia Lai. Với họ, rất đỗi bình thường...

Cần câu cơm của người nghèo

“Em lái xe công nông từ hồi lớp 6”, Theih - chàng thanh niên hơn 20 tuổi người Bhanar trú tại xã Gla, huyện Đăk Đoa nhoẻn cười khi được hỏi về mình. Thấy chúng tôi có vẻ băn khoăn, Theih giải thích: “Thì hồi đó ngồi sau thùng xe đi rẫy với cha. Ngồi sau nhìn rồi bắt chước làm theo thôi. Cái này cũng dễ mà. Cứ trèo lên xe rồi đạp ga, cầm càng bẻ càng qua bẻ lại là xe chạy. Bây giờ có xe độ có vô lăng, bàn đạp chân ga, thắng tay điều khiển còn dễ hơn. Chỉ cần nổ máy lên là chạy thôi”.

Dùng xe công nông chở gỗ lậu

Chiều 27/3, tại khu vực núi Chư Mố thuộc địa phận xã Chư Mố, huyện Ia Pa (Gia Lai) lực lượng Kiểm lâm huyện Ia Pa phát hiện Siu Hùng (trú thôn Bầu, xã Chư Mố) điều khiển xe công nông chở gần 1,9 m3 gỗ ...

Khi được hỏi, nếu trường hợp nguy hiểm thì làm thế nào? Thanh niên người đồng bào Bhanar này chỉ cười: “Thì hồi giờ em chưa bị tai nạn anh ạ. Hồi còn nhỏ không quay máy nổ được nên nhờ người lớn làm máy nổ xong rồi lái xe chở về nhà thôi. Giờ cứ thế thành quen”.

Tuyến đường liên huyện ngay trước cổng trụ sở xã Gla, chỉ trong vài phút thôi, ở đây có cả chục chiếc công nông chạy ngược chạy xuôi. Người dân chở nông sản chất đầy thùng, có xe thì chở người ngồi vắt vẻo ở thùng xe. Khi được hỏi về những chiếc xe này, mọi người dân đều vui vẻ. Ở đây thì đó là phương tiện chính rồi. Chiếc xe là tài sản lớn của gia đình. Xe công nông hữu ích đến nỗi mà hầu như không một phương tiện nào ở trên vùng đất này sánh bằng.

“Mấy cái đường dốc dốc cao ấy, xe “bươn” qua được, chứ mấy cái mấy cái xe thùng làm sao đi được”, anh Siu Hùng người dân trú tại xã A Dơk, Đăk Đoa hào hứng khi kể về công năng đặc biệt của chiếc xe công nông mới mua cách đây 2 năm với giá 35 triệu đồng. “Xe chở nông sản, vật tư lên rẫy, xe tốn ít tiền nhiên liệu lại chở được cả người và hàng hoá. Cái quan trọng nhất là xe có thể vượt địa hình đồi dốc, chở được nhiều hàng hoá từ rẫy về nhà”, anh Hùng cười.

Công nông chất đầy hàng vẫn chở thêm người trên "nóc", tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao

Anh Siu Kiek - bạn của anh Siu Hùng thấy nói chuyện về công năng của xe độ chế cũng xen vào: “Xe công nông vẫn còn kém xa một loại xe khác đó là xe máy kéo độ chế. Máy này vừa chức năng kéo hàng hoá lại được độ chế để thực hiện thêm việc cày, xới, băm đất; lắp máy bơm tưới nước… Cũng bởi công năng “vô đối” và giá thành lại rẻ nên người dân thích dùng. Chỉ cần bỏ ra chưa đến 100 triệu đồng là có một "cỗ máy" độ chế “ngon lành” để lên rẫy”, người đàn ông này nói.

Chiếc xe đa năng nhất Tây Nguyên

Chính quyền huyện Đăk Đoa cho biết thực tế, người dân mua phương tiện máy kéo độ chế, công nông để làm rẫy nhiều nên chỉ mới thống kê được năm 2015 là 8.000 chiếc. Theo phòng Kinh tế hạ tầng của huyện, đến nay thống kê sơ bộ vào khoảng 9.500 chiếc.

Ông Đoàn Hữu Dũng, phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai cho hay: “Với số lượng phương tiện trên, hàng ngày người dân vẫn đang sử dụng, chủ yếu dùng vào phục vụ trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và là lực lượng vận tải hết sức quan trọng mà hiện nay chưa có loại phương tiện hữu hiệu nào có thể thay thế được”.

Bên cạnh đó, việc người dân sử dụng loại phương tiện này có rất nhiều vi phạm, trong đó chủ yếu tập trung vào các vi phạm: chở người trên thùng; phương tiện không bảo đảm về điều kiện an toàn; chưa có đăng ký, biển số; thời gian hoạt động; phạm vi hoạt động; người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe…

Loại phương tiện này cũng là đối tượng luôn tiềm ẩn gây TNGT; thực tế thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ TNGT trên địa bàn do máy kéo nhỏ gây ra, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang trong dư luận nhân dân (điển hình như vụ TNGT thảm khốc trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Ia Khươl - huyện Chư Păh, làm chết 5 người, bị thương 14 người).

Theo số liệu tổng hợp năm 2018 của Uỷ Ban ATGT Quốc Gia, hiện nay, trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên có khoảng 144.369 xe máy kéo nhỏ, xe máy phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp (Kon Tum: 4.000; Gia Lai: 37.747 phương tiện; Đăk Lăk: 78.808 phương tiện; Đăk Nông: 19.814 phương tiện; Lâm Đồng: 4.000).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.