• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Xe cơi thùng cày nát đê sông Luộc

05/10/2020, 14:40

Tuyến đê sông Luộc hàng ngày phải cõng những đoàn xe có dấu hiệu quá tải gấp nhiều lần khiến tuyến đê bị tàn phá nghiêm trọng.

Các ô tô tải có trọng tải lớn thường xuyên hoạt động trên tuyến đê tả sông Luộc

Dù tuyến đê sông Luộc cắm biển hạn chế tải trọng dưới 12 tấn nhưng hàng ngày phải cõng những đoàn xe có dấu hiệu quá tải gấp nhiều lần xuất phát từ những bãi tập kết vật liệu trái phép, khiến tuyến đê bị tàn phá nghiêm trọng.

Nườm nượp xe cơi nới thành thùng, dấu hiệu quá tải

Những ngày đầu tháng 10/2020, có mặt tại tuyến đê sông Luộc qua địa phận huyện Ninh Giang, Thanh Miện (tỉnh Hải Dương), PV Báo Giao thông ghi nhận, bất chấp biển hạn chế tải trọng dưới 12 tấn đã được cắm, hàng chục chiếc xe tải loại “4 chân” chở vật liệu xây dựng vẫn rầm rập lưu thông.

Đa phần những chiếc xe này dán các logo như: “Bê tông Liên danh Việt - Nhật”, “TCK”… trên kính chắn gió. Trong số này, nhiều xe cơi nới thành thùng, có dấu hiệu quá tải khi chở vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch “có ngọn”… Trên mặt đê sông Luộc, những “ổ trâu”, “ổ voi” hình thành chi chít.

Ông Nguyễn Văn Dũng (ở xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện) chia sẻ: “Tình trạng trên kéo dài đã vài năm. Đa số các xe này chở vật liệu xây dựng như cát, đá, sỏi cho những bến bãi ven sông đoạn giáp ranh 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện. Bụi cuốn từ những chiếc xe này khiến nhà cửa, vườn tược của dân lúc nào cũng nhuộm màu trắng đục”.

Nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều trong mùa lũ bão, cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương đã ra văn bản yêu cầu tất cả các bến bãi ngoài đê không được tập kết vật liệu và phải hạ thấp độ cao, giải tỏa lượng vật liệu đang tồn đọng trên bến bãi trong thời gian từ tháng 5 - 10/2020.

Tuy vậy, tới nay trên trên địa bàn huyện Ninh Giang vẫn còn những bến bãi tập kết vật liệu xây dựng nằm ngoài đê tả sông Luộc thuộc địa bàn các xã Văn Hội, Hưng Long, Kiến Quốc, Hồng Phong và thị trấn Ninh Giang.

Các bến bãi này vẫn cố tình chất tải rất cao và hoạt động vận chuyển cát sỏi rất tấp nập, kéo theo tình trạng xe tải tàn phá đê sông Luộc tiếp tục hoành hành.

Phạt vẫn tái phạm

Mặc dù chưa được cấp phép nhưng bến bãi của ông Vũ Đức Tuấn vẫn ngang nhiên hoạt động

Tại khu vực giáp ranh giữa xã Hồng Phong (huyện Ninh Giang) với huyện Thanh Miện từ lâu tồn tại một bãi tập kết vật liệu xây dựng của ông Vũ Đức Tuấn ở xã Văn Hội, huyện Ninh Giang.

Bến bãi của ông Tuấn được xã Văn Giang trước đây (bây giờ là xã Văn Hội) cho thuê từ năm 2014 với thời hạn 5 năm (từ ngày 26/6/2014 - 26/6/2019). Đến thời điểm hiện tại, bến bãi này đã hết thời hạn và chưa được cấp gia hạn thời gian hoạt động.

Tuy vậy, bất chấp mọi quy định, bến bãi không phép này vẫn ngang nhiên hoạt động. Hàng ngày, lượng xe tải trọng lớn nườm nượp ra vào bãi tập kết này, khiến tuyến đê từ bến bãi của ông Tuấn đến điểm giao với đường tỉnh 392B dài khoảng 1km bị xuống cấp nghiêm trọng.

Điều đáng nói, bến bãi này đã nhiều lần bị cơ quan chức năng của huyện Ninh Giang và huyện Thanh Miện kiểm tra, lập biên bản, nhắc nhở và xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm.

Tương tự là bến bãi của ông Nguyễn Văn Sang ở thôn Mai Xá, xã Hiệp Lực mới được Hạt quản lý đê điều huyện Ninh Giang phát hiện.

Theo đó, ông Sang đã tự ý đổ đất vào phạm vi bảo vệ đê để làm dốc lên phía đồng với chiều dài 20m, rộng 5m thuộc tuyến đê tả sông Luộc. Việc làm này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang bảo vệ đê và đe dọa an toàn công trình đê điều.

Hạt Quản lý đê huyện Ninh Giang đã lập biên bản và đề nghị UBND xã Hiệp Lực phối hợp và yêu cầu gia đình ông Sang thực hiện tự giải tỏa, trả lại hiện trạng ban đầu, nhưng đến nay vi phạm này vẫn tồn tại.

Theo thống kê của Hạt quản lý đê điều huyện Ninh Giang, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 8 trường hợp vi phạm công trình đê điều. Đơn vị đã phối hợp với chính quyền các địa phương kiên quyết xử lý triệt để 6 trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn tồn tại 9 bến bãi chứa vật liệu xây dựng không được cấp phép đang hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Hướng, Chánh văn phòng UBND huyện Ninh Giang cho biết, sẽ báo cáo các nội dung liên quan đến các bến bãi trái phép ven sông Luộc tới lãnh đạo huyện Ninh Giang và chờ ý kiến chỉ đạo để các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xử lý theo quy định.

Đại diện Công an huyện Ninh Giang cũng khẳng định, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, xử lý một số trường hợp xe quá tải trọng hoạt động trên địa bàn trong thời gian qua. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường xử lý theo phản ánh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.