• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe chở quá tải sẽ bị phạt tối đa đến 280 triệu đồng

29/11/2021, 14:00

Trong sửa đổi lần này, theo tính toán nếu phạt cả doanh nghiệp, chủ xe, lái xe ở mức cao nhất, số tiền này sẽ lên tới 280 triệu đồng.

Hiện Nghị định 100 quy định xử phạt cả chủ doanh nghiệp và lái xe ở mức cao nhất là 150 triệu đồng.

Tàn phá cầu đường, cần thiết phạt nặng

Sau hơn 5 năm thực hiện kiểm soát tải trọng xe, xe quá tải đã giảm chỉ còn khoảng 10%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng xe chở quá tải, cơi nới thành thùng hàng đang bùng phát trở lại.

Tỷ lệ phương tiện vi phạm đang có xu hướng tăng cao, ngày đêm tàn phá kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Xe tải chở nhựa đường có trọng tải khoảng 58 tấn, vượt hơn 10 lần trọng tải cây cầu Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, Long An, tuy nhiên lái xe vẫn cố tình lưu thông dẫn đến sập cầu

Mới đây nhất, ngày 23/11, tại cầu treo Nam Quang, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Chiếc xe tải BKS 30C - 099.34 rơi từ trên cầu treo xuống, hư hỏng nặng, lái xe bị thương. Nguyên nhân là do cầu chỉ cho phép xe con và xe tải hạng nhẹ lưu thông, song chiếc xe này vẫn cố tình đi qua trong khi chở vượt tải trọng cho phép.

Giữa tháng 11, xe tải mang BKS 60C - 566.58, chở 48 tấn bê tông nhựa đã làm sập cầu dây văng Bình Phong Thạnh bắc qua sông Vàm Cỏ Tây, nằm trên TL817, tỉnh Long An, trong khi trọng tải cho phép lưu thông cầu chỉ 5 tấn.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho hay, không chỉ các tuyến đường tỉnh, đường địa phương, mà ngay cả nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc, xe quá tải vẫn tồn tại và ngang nhiên hoạt động, tàn phá hệ thống cầu đường.

“Nhiều chủ doanh nghiệp, lái xe cố tình vi phạm, nhiều doanh nghiệp cải tạo cắt nóc thùng container chở quá tải, vi phạm ít nhưng tải trọng phá hoại kết cấu hạ tầng cầu đường, gấp 4 - 5 lần tải trọng hệ thống cầu đường. Nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng mà còn sập cầu”, ông Huyện nói.

Theo ông Huyện, Bộ GTVT vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.

Đối với hành vi chở quá tải, Bộ GTVT đề xuất tăng mức xử phạt đối với chủ xe và tài xế có hành vi chở hàng quá tải.

Thay vì 5 mức xử phạt như hiện hành (10 - 20%, 20 - 50%, 50 - 100%, 100 - 150% và trên 150%) thì chỉ còn 3 mức xử phạt hành vi chở quá tải gồm: 10 - 20%, 20 - 50% và trên 50%.

Cụ thể, Dự thảo Nghị định tăng mức xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng lên 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10 - 20%.

Với hành vi tương ứng, đối với mức 2, tăng từ 3 triệu đồng lên 13 - 15 triệu đồng (trên 20 - 50%) và mức 3 là từ 40 - 50 triệu đồng (trên 50%).

Cũng theo ông Huyện, Nghị định 100 quy định xử phạt cả chủ doanh nghiệp và lái xe ở mức cao nhất là 150 triệu đồng. Trong sửa đổi lần này, theo tính toán nếu phạt cả doanh nghiệp, chủ xe, lái xe ở mức phạt ở mức cao nhất sẽ lên 280 triệu đồng.

“Dự thảo lần này tăng mạnh mức xử phạt mức 2 trở lên. Bởi lẽ, xe chở quá tải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, do đó cần phải xử phạt nặng để đảm bảo tính răn đe, phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi với những vi phạm cố tình, gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Huyện cho hay.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, tăng chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm tải trọng xe vào thời điểm này là cần thiết khi mà hành vi này đang có dấu hiệu gia tăng.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, chủ doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện và cả tài xế biết chắc tải trọng xe được phép chở của mình bao nhiêu. Điều đó có nghĩa, khi họ chở quá tải tức là họ biết rõ nhưng vẫn cố tình vi phạm. Hành vi này phải được xử phạt thật nặng.

“Nhiều năm qua, chúng ta đã có rất nhiều giải pháp để đấu tranh với hành vi này nhưng đến nay vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả. Đã đến lúc phải thật sự mạnh tay hơn và chế tài mạnh là một công cụ cần thiết”, ông Quyền nói.

Hiện nay, xe quá tải đã có dấu hiệu bùng phát trở lại trên nhiều tuyến đường, một bộ phận lái xe, chủ xe cố tình chống đối, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, móc nối với lực lượng “bảo kê” chung chi, bao che dẫn đến tiêu cực trên đường. Việc sửa đổi Nghị định 100 nâng mức xử phạt cao cũng nhằm mục đích giáo dục, răn đe, loại bỏ tận gốc xe quá tải lưu thông trên đường.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN


GS. TS. Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT cho rằng, chế tài mạnh là cần thiết song chưa đủ. Cần quy định rõ trách nhiệm của lực lượng chức năng, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của chính quyền các địa phương.

Lực lượng chức năng không được bỏ lọt vi phạm, còn chính quyền địa phương phải quản lý, giám sát doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện.

“Việc xử lý xe quá tải chưa hiệu quả là do vẫn chủ yếu dựa vào sức người. Trong khi đó, việc sử dụng công nghệ tự động giúp giảm áp lực cho các lực lượng thực thi công vụ, tăng tính minh bạch trong việc xử lý lại chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Đã đến lúc cần nhìn nhận lại cách thức ngăn chặn và xử lý xe quá tải”, ông Sùa nói.

Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay, việc nâng mức phạt là để đảm bảo tính răn đe, còn cốt lõi vấn đề là xử lý phạt nguội bằng hệ thống cân tự động, đảm bảo kiểm soát triệt để xe quá tải.

“Từ kết quả thí điểm hiệu quả hệ thống cân tự động trên QL5, Tổng cục Đường bộ đã xây dựng đề án trình Bộ GTVT để Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt nhân rộng ra toàn quốc. Hệ thống này cũng kiểm soát 100% xe quá tải trên đường theo cách tự động hoàn toàn, không có sự can thiệp của con người, giúp minh bạch trong quá trình xử phạt. Kết quả trên QL5 cho thấy, các doanh nghiệp đã tâm phục khẩu phục”, ông Huyện nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.