• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xe ba bánh tự chế “nhởn nhơ” đến bao giờ?

19/05/2022, 15:32

Hà Nội đã xây dựng lộ trình cấm sử dụng xe ba bánh từ nhiều năm với những kế hoạch đầy quyết tâm nhưng sao loại xe này vẫn hoạt động nhan nhản?

Những chính sách của Hà Nội nhằm hỗ trợ thương binh, bệnh binh, người khuyết tật tự nguyện từ bỏ sử dụng xe ba bánh tự chế được cho là chưa đủ hấp dẫn.

Trong khi đó, xe tự chế, giả danh thương binh ngang nhiên hoạt động trái phép vẫn nhiều.

Xe ba bánh vô tư diễu phố, vi phạm gây mất ATGT

Vô tư vượt đèn đỏ, lấn làn buýt nhanh

Sau vụ việc xe tự chế chở bó thép dài cả chục mét đi ngược chiều và đâm thủng buồng lái xe buýt trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), dư luận lại “nổi sóng” về hoạt động của xe 3 bánh tự chế.

Nhiều người đặt câu hỏi, Hà Nội đã xây dựng lộ trình cấm sử dụng xe ba bánh từ nhiều năm với những kế hoạch đầy quyết tâm nhưng sao loại xe này vẫn hoạt động nhan nhản?

Ghi nhận của PV Báo Giao thông trong sáng 13/5, các xe ba bánh gắn mác thương binh hoạt động rất nhộn nhịp, nhất là trên các tuyến phố: Nguyễn Trãi, Tố Hữu, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, Láng Hạ - Giảng Võ, Đê La Thành…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa giao Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.


Trên trục đường Tố Hữu đoạn gần đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) lúc hơn 8h sáng, người tham gia giao thông không khỏi giật mình khi nhìn thấy 3 xe tự chế dàn hàng ngang, kéo theo “núi hàng” phế liệu giăng kín đường.

Những người đi phía sau bị khuất tầm nhìn bóp còi inh ỏi. Sau đó, 3 xe này mới nối đuôi nhau di chuyển. Quá trình bám theo các xe, PV chứng kiến qua 2 nút đèn tín hiệu, các xe “hung thần” vô tư vượt đèn đỏ đoạn ngõ 32 Lê Trọng Tấn, ngã tư Văn Phú - Quang Trung.

Trên đường Tố Hữu đoạn gần nhà chờ Mỗ Lao, khi thấy dòng phương tiện đông đúc giờ cao điểm, một xe ba bánh thản nhiên di chuyển vào làn buýt nhanh BRT rồi vun vút lao đi.

Theo quan sát của PV, người lái chiếc xe ba bánh này khá trẻ. Để chở được thêm nhiều hàng hóa, chủ xe cơi nới thêm thành thùng xe bằng tấm ván gỗ đóng đằng sau. Suốt dọc đường, cứ gặp đèn đỏ là lái xe thản nhiên vượt.

Trên tuyến đường Đê La Thành, khi đến nút giao với Hào Nam, PV tận thấy 4 chiếc “xe thương binh” dù vận chuyển những cọc sắt dài gấp đôi chiều dài của xe nhưng chằng buộc rất sơ sài khiến nhiều người đi đường bất an, phải giữ khoảng cách khá xa với đoàn xe.

“Mấy năm trước mình cũng đọc thông tin Hà Nội có lộ trình cấm xe ba bánh tự chế, vậy mà không hiểu sao giờ này “hung thần đường phố” vẫn hoạt động nhan nhản. Mỗi khi di chuyển gần các phương tiện này, tôi “toát mồ hôi” vì lái xe đa phần đi rất ẩu, chở hàng cồng kềnh…”, chị Hoàng Thu, Đống Đa (Hà Nội) bức xúc.

70% thương binh muốn tiếp tục lái xe ba gác

Trao đổi với Báo Giao thông, TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, thời gian qua, Hà Nội chưa kiểm soát được hoạt động của xe ba bánh tự chế. Ngoài một số ít xe của thương binh, đa phần xe tự chế là “núp bóng”, trá hình.

Thực tế, theo dữ liệu, phần lớn các thương binh, bệnh binh sử dụng xe ba bánh tự chế tham gia kinh doanh vận tải có độ tuổi từ 60 trở lên và số người trực tiếp điều khiển xe không nhiều.

Phần lớn lái xe loại này là các đối tượng giả danh thương binh, chở hàng cồng kềnh, chở hàng quá khổ, gây mất ATGT.

“Công tác quản lý, cấp phép sử dụng xe thương binh cần được chú trọng hơn. Mỗi xe phải được gắn một số hiệu, số đăng ký để phục vụ công tác kiểm soát”, TS. Nguyễn Hữu Đức nói.

Phía Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý Vận tải cho biết, Hà Nội đã nghiên cứu rất nhiều giải pháp hỗ trợ thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đảm bảo cuộc sống để tự nguyện từ bỏ sử dụng xe ba bánh tự chế.

“Chính quyền đã nỗ lực hết sức, nhưng thống kê cho thấy có tới hơn 70% thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sử dụng xe ba bánh muốn giữ lại xe thay vì được hỗ trợ theo các ưu đãi thành phố đưa ra”, ông Tuyển thông tin.

Ông Trương Văn Dũng - Thanh Trì, Hà Nội là thương binh 4/4, đang lái xe ba bánh khu vực đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) cho biết, gia đình tôi rất khó khăn.

“Tôi gần 70 tuổi vẫn là lao động chính trong gia đình. Mỗi ngày tôi đi chở hàng cũng được 300 - 500 nghìn đồng. Giờ mà bắt bỏ xe, cho đi học nghề, làm công ăn lương thu nhập khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng, chỉ đủ sinh hoạt cho bản thân, gia đình ai nuôi?”, ông Dũng nói.

Thương binh Đào Xuân Tới hoạt động xe ba bánh khu vực đường Lê Văn Lương (Hà Nội) cả chục năm nay cũng mong rằng, thành phố bỏ loại xe này thì thay bằng một loại xe khác an toàn hơn mà vẫn được chở hàng hóa.

Về vấn đề này, Trưởng phòng Vận tải Nguyễn Tuyển cho hay, Sở GTVT Hà Nội đang tham mưu cho UBND Thành phố có quy định về tiêu chuẩn, chất lượng xe để có thể cấp phép có thời hạn.

Song song với đó, sẽ kiểm soát chặt số lượng phương tiện, đề xuất thêm cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho cựu chiến binh.

Kết quả thống kê, khảo sát của Sở GTVT Hà Nội và Liên ngành cho thấy, hơn 1.300 người có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội sử dụng xe ba bánh tự chế, trong đó có 964 thương binh; 103 bệnh binh; 249 người khuyết tật.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.