• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Xây dựng dữ liệu quản tài xế sau cấp bằng lái

01/06/2023, 06:30

Sau khi nhận bằng lái, người điều khiển phương tiện gần như không được quản lý, là lỗ hổng lớn về pháp lý, dẫn đến những vi phạm đáng tiếc.

Những lỗ hổng nguy hiểm

Hiện trường vụ TNGT do tài xế Nguyễn Ngọc Sáng điều khiển ô tô khách BKS 37B-028.06 đi vào đường cấm và chạy quá tốc độ

Đêm 13/6/2022, tài xế Nguyễn Ngọc Sáng điều khiển ô tô khách BKS 37B - 028.06 lưu thông trên tuyến QL1A, khi đến khu vực TP Ninh Bình xảy va chạm với một xe máy, hậu quả làm 4 người tử vong và 9 người khác bị thương. Cảnh sát xác định, xe khách đã đi vào đường cấm và chạy quá tốc độ.

Trước đó, cảnh sát cũng phát hiện tài xế Vũ Đình Đức (Kim Thành, Hải Dương) điều kiển xe đầu kéo trên tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp vi phạm giao thông. Thay vì dừng xe, Đức lái xe bỏ chạy và gây tai nạn. Đức khai nhận, trước đó đã sử dụng ma túy đá.

Trên đây chỉ là hai trong số hàng nghìn vụ TNGT thương tâm do tài xế vi phạm tốc độ, sử dụng ma túy gây ra.

Chỉ riêng năm 2022, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 300.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, hơn 1.800 trường hợp lái xe dương tính với ma túy.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho biết, nếu có sự kiểm soát chặt chẽ đối với lái xe, chắc chắn con số sẽ không lớn đến vậy. Đây chính là lỗ hổng lớn trong việc quản lý lái xe kinh doanh vận tải sau khi cấp bằng lái.

Thực tế có nhiều tài xế vi phạm khi vừa bị lập biên bản trên địa bàn tỉnh này, nhưng qua địa bàn tỉnh khác lại vi phạm tiếp.

Nhiều trường hợp, khi không tra cứu được thông tin tài xế đó đã từng vi phạm nên thường họ chỉ bị xử phạt lỗi tại thời điểm vi phạm, không biết được vi phạm lần trước đó.

Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hữu Minh cho rằng, việc quản lý đối với người điều khiển phương tiện sau khi được cấp GPLX đã bàn rất lâu nhưng chưa làm được.

Chẳng hạn về sức khỏe lái xe, khi cần đối chiếu vẫn không thể biết được người lái xe đã khám ở đâu.

Giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT, GS. TS. Từ Sỹ Sùa nhìn nhận, đang có tình trạng thả nổi vấn đề kiểm tra sức khỏe lái xe.

Việc cập nhật thông tin về lái xe vào hồ sơ lý lịch lưu tại doanh nghiệp vận tải còn thủ công, đối phó, không được kết nối và chia sẻ để phục vụ công tác quản lý.

Phải bắt buộc liên thông dữ liệu

Theo ông Trần Văn Sang, Phó giám đốc Sở GTVT Tuyên Quang, đến nay vẫn chưa có cơ chế kiểm soát, chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để quản lý tài xế sau khi được cấp GPLX.

Bộ phận theo dõi ATGT của doanh nghiệp vận tải chưa làm hết vai trò, trách nhiệm.

Không chỉ quản lý đối với lái xe kinh doanh vận tải, về lâu dài cần quản lý dữ liệu vi phạm giao thông đối với cả xe ô tô cá nhân. Dữ liệu vi phạm và chấp hành pháp luật giao thông của công dân được dùng làm điều kiện để cấp các thủ tục hành chính khác.
Khi quản lý được lịch sử vi phạm của người lái xe cũng là cơ sở để nghiên cứu xử lý lái xe tái phạm. Lái xe vi phạm lần đầu mức xử phạt có thể thấp nhưng khi tái phạm sẽ xử phạt theo lũy tiến. Vi phạm lần 1 nộp tiền xong họ vẫn tiếp tục vi phạm nhưng nếu tiếp tục vi phạm xử phạt gấp 10 lần, đảm bảo sẽ đủ sức răn đe. Khi đó người tham gia giao thông sẽ không muốn, không dám tái phạm.

Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hữu Minh


Ông Sang cho rằng, cần có giải pháp kết nối đồng bộ dữ liệu lái xe vi phạm trật tự ATGT từ hệ thống của Cục Đường bộ VN và Cục CSGT.

Hiện dữ liệu của hai hệ thống này chưa được kết nối, nhiều trường hợp vi phạm bị tạm giữ hay tước GPLX chưa được gửi kịp thời đến các sở GTVT để cập nhật vi phạm khi cấp lại GPLX.

“Ngoài kết nối dữ liệu, cần xây dựng thang điểm, gắn với trừ điểm bằng lái tùy theo lỗi vi phạm, số lần vi phạm và kèm theo các hình thức xử lý.

Người được cấp bằng lái lần đầu chỉ là cấp tạm trong 2 năm, sau thời gian này nếu không vi phạm sẽ được cấp chính thức.

Trường hợp có vi phạm sẽ bị trừ điểm, vi phạm đến lần thứ 2 phải sát hạch lại lý thuyết, đến lần thứ 3 phải thi lại cả lý thuyết và thực hành. Đối với người bị tâm thần, nghiện ma túy phải thu bằng vĩnh viễn”, ông Sang đề xuất.

Còn theo ông Trần Hữu Minh, chia sẻ dữ liệu giữa các Bộ, ngành phải là việc bắt buộc thay vì chỉ khuyến khích.

Dữ liệu phải được coi là tài sản quốc gia và phải được chia sẻ, tùy theo cấp độ mà cơ quan, tổ chức sẽ được tiếp cận sử dụng.

“Tại dự thảo Luật Đường bộ và Luật Đảm bảo trật tự ATGT đã quy định hình thành hệ dữ liệu về trật tự ATGT, các dữ liệu vi phạm ATGT.

Nếu sức khỏe lái xe được lưu trữ và chia sẻ, khi đó các cơ quan quản lý sẽ nắm được lai lịch người lái xe.

Nếu dữ liệu đó được tích hợp trên hệ dữ liệu quốc gia, doanh nghiệp tra cứu có thể nắm được tình trạng sức khỏe người lái trước khi tuyển.

Để làm được điều này, Bộ Y tế phải cung cấp được dữ liệu sức khỏe lái xe và kết nối vào cổng dịch vụ công quốc gia”, ông Minh nói.

Đối với lịch sử vi phạm giao thông của người lái xe, ông Minh cho rằng, dữ liệu vi phạm phải được các Bộ, ngành nhập vào hệ cơ sử dữ liệu quốc gia.

Từ đây có thể kiểm tra, biết được lịch sử của lái xe, khám sức khỏe ở đâu, được cấp GPLX khi nào, có vi phạm hành chính, vi phạm trật tự ATGT hay không, vi phạm lỗi gì, ở đâu…

“Ví dụ, một lái xe nhiều lần vi phạm ATGT, bị doanh nghiệp ở Hà Nội đuổi việc, chạy lên Sơn La xin việc, qua hệ thống dữ liệu, doanh nghiệp ở đó sẽ biết được đầy đủ lý lịch của người lái xe và quyết định có tuyển hay không”, ông Minh nêu ví dụ.

Theo ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng quản lý vận tải phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN, trong đề án chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin ngành Đường bộ, đơn vị này sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin người lái xe kinh doanh vận tải.

Hệ thống này kết nối các dữ liệu cấp GPLX và dữ liệu từ thiết bị GSHT. Đồng thời, sẽ được kết nối với dữ liệu vi phạm ATGT của Cục CSGT. Cơ sở dữ liệu sẽ ghi nhận về sức khỏe, vi phạm pháp luật giao thông của lái xe.

Dữ liệu sẽ được tổng hợp theo từng lái xe, từng đơn vị kinh doanh vận tải để làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng lao động và đào tạo nâng hạng cấp GPLX.

Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để doanh nghiệp vận tải tham khảo trong quá trình tuyển dụng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.