• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vụ xe chở xi măng quá tải: Xóa dấu tích, phi tang số liệu?

27/04/2016, 09:04

Việc những xe xi măng lên đến cả trăm tấn vẫn lọt qua lực lượng kiểm soát dày đặc là điều bất thường.

11

Trạm cân lưu động số 34 trên đường Hồ Chí Minh

Lãnh đạo khẳng định có đủ các quy định để kiểm soát không cho xe chở quá tải, trong khi đó nhân viên lại cố tình quên nhiệm vụ; cố tình tránh gặp PV là thực tế mà PV Báo Giao thông trải qua khi đến làm việc với đại diện hai nhà máy xi măng Trung Sơn và Vĩnh Sơn về việc để xe chở quá tải (!?).

Ban hành quy định nhưng “quên” thực hiện

Sáng 22/4, PV Báo Giao thông gặp ông Dương Thanh Bình, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn. Ông Bình khẳng định: “Công ty Trung Sơn đã ký cam kết với các ngành chức năng thực hiện đúng việc xếp hàng đúng tải trọng cho phép. Lãnh đạo cũng hướng dẫn bảo vệ cách đọc, kiểm tra đăng kiểm xe vào chở hàng, ở trạm cân của công ty đã đặt khẩu hiệu từ chối việc chở quá tải để lái xe biết, thực hiện đúng và thông cảm cho công ty”.

Cũng theo ông Bình, trước khi cho xe vào xếp hàng, các đại lý phân phối của công ty phải có thông báo về số lượng đầu xe, biển số và tải trọng các xe để công ty theo dõi, đối chiếu. Về việc có hay không thực trạng công ty cho phép xe chở hàng của đại lý chở quá tải, ông Bình cam đoan: “Không có, có chăng chỉ các xe ra khỏi cổng bắt đầu dồn tải cho nhau”.

Theo ghi nhận của PV, hành trình từ hai nhà máy xi măng về Hà Nội, có hai trạm cân lưu động của Hà Nội và Tổng cục Đường bộ VN,  1 Đội CSGT Hòa Bình, 2 đội CSGT của Hà Nội. Việc những xe xi măng lên đến cả trăm tấn vẫn lọt qua lực lượng kiểm soát dày đặc kể trên là điều bất thường.

Ông Bình cũng dẫn PV đi tham quan quy trình kiểm soát tải trọng xe từ nơi bốc xếp xi măng. Tại đây, theo quan sát của PV, tất cả các sổ ghi chép, theo dõi danh sách xe đều… mới tinh. Khi PV đề nghị được xem phiếu xuất hàng từng ngày trong thời gian qua, nhân viên trạm cân lý giải đã nộp hết cho bộ phận kinh doanh. Tiếp tục đề nghị tham khảo dữ liệu trên máy tính tại đây, PV nhận được câu trả lời từ ông Phùng Quốc Hội, Trưởng phòng Kinh doanh: “Bốn, năm hôm trước máy tính lưu trữ bị cháy, nên toàn bộ dữ liệu đã bị mất”(?!).

Gần 30 phút chờ đợi, vị Trưởng phòng từ Trạm cân về phòng làm việc với quãng đường khoảng… 200m, PV mới nhận được một cuốn sổ nhật ký giám sát quá trình xuất xi măng bao của Công ty từ ngày 19/4. Điều bất thường, tại cuốn sổ ghi chép chính là dòng ghi chú được viết tắt một nét chữ, một màu mực từ trên xuống dưới 2C, 3C (2 chuyến, 3 chuyến)… Ông Hội giải thích: “Các lái xe xin bốc với số lượng hàng như thế để cân, sau đó sẽ cho chở thành 2, 3 chuyến”(?!)

Trước những thông tin và hình ảnh mà PV có được, ông Dương Thanh Bình đã thừa nhận việc xe chở quá tải, xin nhận khuyết điểm và cho hay, sẽ kỷ luật nhân viên kinh doanh vi phạm chứ không dung túng (?!)

12

Cuốn sổ ghi số liệu xuất hàng xi măng bao được nhân viên kinh doanh chèn thêm ghi chú “2, 3 chuyến hàng” của Công ty TNHH xi măng Trung Sơn

“Gợi ý khó của chánh TTGT Hà Nội”

Trao đổi với PV, Trung tá Đinh Ngọc Tám, Đội trưởng Đội CSGT Đường Hồ Chí Minh, Phòng CSGT tỉnh Hòa Bình cho biết: “Các xe chở quá tải thường tìm thời điểm anh em giao ca, hoặc tuần lưu xa khu vực nhà máy để lên đường, vượt sang đất Hà Nội. Tới đây, Đội sẽ làm việc lại với nhà máy, yêu cầu thực hiện đúng cam kết; đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát, thay đổi phương thức tuần tra, khép kín địa bàn, thời gian để phát hiện và xử nghiêm các xe vi phạm”.

Chánh TTGT tỉnh Hòa Bình, ông Ngô Văn Điềm cho rằng, cả hai công ty xi măng này đã ký cam kết không bốc xếp hàng hóa quá tải. Hiện, TTGT đang triển khai ra quân kiểm soát và xử lý tải trọng trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ đoạn cầu Cầy đến huyện Lạc Thủy, Hòa Bình. “Tình trạng vi phạm quá tải trên tuyến vẫn diễn biến phức tạp, trong khi TTGT không đủ lực lượng, không thể bố trí được 24/24h. Hai nhà máy xi măng nằm trên địa bàn Hòa Bình nhưng giáp với Hà Nội nên nếu cần phối hợp giữa lực lượng chức năng của hai tỉnh thì chúng tôi sẵn sàng”, ông Điềm nói.

Là địa phương có phần lớn các xe chở xi măng từ hai nhà máy trên lưu thông, tuy nhiên, Chánh TTGT Hà Nội, ông Trần Đăng Hải cho rằng, công tác kiểm soát, xử lý tải trọng xe ở phía Tây Hà Nội vẫn được TTGT thực hiện và thực tế số xe chở quá tải, vi phạm kích thước thành thùng xe đã giảm, trong đó có hoạt động chở xi măng. “Về việc Báo Giao thông phản ánh nhiều xe chở xi măng quá tải xuất phát từ các nhà máy sản xuất xi măng ở Hòa Bình chạy trên tuyến vào Hà Nội, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra ở địa phận được quản lý. Để kiểm soát tải trọng ngay từ đầu bến, tốt nhất nên mang trạm cân đặt ngay trước cổng nhà máy xi măng”, ông Hải gợi ý.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin thêm về vụ việc này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.