• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vụ xe 16,1 tấn nộp phí 24 tấn: Doanh nghiệp "kêu cứu"?

12/05/2016, 13:27

“Việc tồn tại 2 loại chứng nhận trọng tải gây thiệt thòi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải".

20

Trạm thu phí số 1 trên QL5

Báo Giao thông (số 57, ngày 11/4/2016) đăng bài “Doanh nghiệp có bị áp mức phí oan trên QL5?” phản ánh việc 10 doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng xe tải tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên bị Trạm thu phí số 1 trên QL5 áp mức thu phí sử dụng đường cao hơn so với trọng tải thực tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

Cụ thể, xe của các doanh nghiệp này có Giấy chứng nhận kiểm định chở hàng hóa tối đa là 16,1 tấn, nhưng trạm thu phí lại áp mức phí như đối với phương tiện trọng tải từ 18 tấn trở lên. Lý do của đơn vị thu phí là Giấy chứng nhận đăng ký xe (từ hơn 10 năm trước) do cơ quan Công an cấp ghi là 24 tấn và Thông tư số 153 ngày 2/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp mức phí theo “tải trọng thiết kế (tải trọng hàng hóa), căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký xe…”.

Khó khăn cho doanh nghiệp là khi đến Phòng CSGT Công an tỉnh Hưng Yên để đổi Giấy chứng nhận đăng ký xe thành mức chở 16,1 tấn không được chấp thuận (vì lý do không có hướng dẫn), trong khi thực tế chỉ được chở 16,1 tấn.

Mới đây, Bộ Tài chính có Văn bản số 5838 do Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Vũ Khắc Liêm ký, hướng dẫn: “Mức thu phí căn cứ vào trọng tải hàng hóa tại Giấy chứng nhận đăng ký xe do cơ quan công an cấp, không căn cứ vào Giấy chứng nhận kiểm định. Trường hợp xe được phép hạ tải và được cơ quan Công an cấp chứng nhận đăng ký xe mới thì căn cứ vào trọng tải mới để áp dụng mức thu phí đường bộ”.

Ngày 11/5, trao đổi với Báo Giao thông, đại diện các doanh nghiệp cho biết, không đồng tình với nội dung văn bản trên của Bộ Tài chính và đã gửi đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị tháo gỡ khó khăn, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Văn Lư, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng Sao Mai, đại diện cho các doanh nghiệp cùng ký đơn nói: “Việc tồn tại 2 loại chứng nhận trọng tải gây thiệt thòi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải. Xe chỉ được chở trọng tải 16,1 tấn, nếu chở hơn thì bị lực lượng chức năng xử phạt, nhưng lại bị thu phí theo mức trọng tải 24 tấn”.

Đại diện Cục Đăng kiểm VN cho rằng, việc Thông tư 153 hướng việc áp mức phí theo giấy chứng nhận đăng ký và tải trọng thiết kế phương tiện là không phù hợp. Bởi lẽ, chứng nhận đăng ký chủ yếu có ý nghĩa về mặt sở hữu tài sản, còn “tải trọng thiết kế” do nhà sản xuất xe tính toán ra, khác với tải trọng được phép chở (để phù hợp với đường sá).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.