• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Vụ lật xe khách ở Quảng Ngãi: Ai sẽ bị truy cứu trách nhiệm?

28/03/2023, 19:30

Vụ TNGT lật xe khách khiến tài xế tử vong có liên quan đến người điều khiển xe máy, vậy ai sẽ bị truy cứu trách nhiệm trong vụ việc này?

Xe máy quan sát kém, không nhường đường cho xe lưu thông trên đường ưu tiên

Trao đổi với Phóng viên Báo Giao thông, Luật sư Nguyễn Sương - Công ty Luật Hợp danh FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng cho rằng, trong trường hợp này cần xác định rõ về hành vi của các đối tượng, chủ thể có liên quan bao gồm: người điều khiển xe khách và người điều khiển xe máy.

Luật sư Nguyễn Sương, Công ty Luật Hợp danh FDVN, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng

"Xe khách đang lưu thông trên QL1, đến vị trí giao cắt với đường dân sinh thì va chạm với xe máy, tài xế xe khách phải đánh lái sang bên kia đường rồi lao xuống ruộng khiến tài xế tử vong. Rõ ràng, trong trường hợp này dù người đi xe máy chỉ bị thương nhẹ, nhưng tài xế xe khách tử vong nên mức độ tình tiết pháp lý vụ việc tăng lên", luật sư Sương phân tích.

Luật sư Sương cho rằng, vụ tai nạn nêu trên xảy ra tại nơi đường giao giữa đường nhánh và đường chính, không có tín hiệu đèn giao thông. Do đó, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện lưu thông trên QL1 là phương tiện được quyền ưu tiên. Tuy nhiên, đây là nút giao cắt đồng mức nên các phương tiện phải giảm tốc độ, chú ý quan sát để đảm bảo an toàn.

Khoản 3, điều 24, Luật GTĐB 2008 quy định: “Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới".

Như vậy, trong trường hợp của vụ tai nạn này, về nguyên tắc người điều khiển xe gắn máy khi đi từ đường nhánh tới tại nơi đường giao nhau với đường chính phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho xe khách đi trên đường chính từ bất kỳ hướng nào.

Qua trích xuất video ghi nhận tại hiện trường có thể thấy người điều khiển xe gắn máy đi từ đường nhánh trong khu dân cư hiện hữu ra tới đường giao nhau với đường chính mặc dù có quan sát hai bên. Tuy nhiên, việc quan sát chưa đảm bảo an toàn khi băng qua nút giao cắt.

Luật sư Nguyễn Sương cho rằng, trong trường hợp này người điều khiển xe máy từ đường dân sinh cắt qua QL1 nhưng không nhường đường cho xe lưu thông trên đường ưu tiên

Sau khi tiếp tục lưu thông, người điều khiển xe máy lẽ ra phải đi với tốc độ vừa phải nhằm qua đường an toàn. Thế nhưng, theo dữ liệu từ camera an ninh, người này không giảm tốc độ mà tăng tốc để qua đường, không nhường đường cho xe khách đang đi trên đường chính dẫn đến xảy ra vụ tai nạn khiến tài xế xe khách tử vong và nhiều người bị thương”, luật sư Sương nhận định.

Người đi xe máy có thể đối diện mức phạt nào?

Bên cạnh quan sát kém, không nhường đường cho xe lưu thông trên đường ưu tiên, trong vụ TNGT lật xe khách còn thêm một tình tiết ông Nguyễn Văn An, người điều khiển xe máy có nồng độ cồn 0,053 mg/lít khí thở.

Tuy vậy, Đại tá Võ Văn Đãi, Trưởng Công an huyện Mộ Đức cho rằng: “Nồng độ cồn như vậy là không đáng kể”.

Luật sư Nguyễn Sương cho rằng, hành vi vi phạm của ông Nguyễn Văn An khi đo nồng độ cồn có vi phạm cũng là một tình tiết tăng nặng trong vụ việc này.

Riêng đối với hành vi điều khiển xe gắn máy của ông An có dấu hiệu của “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017, khung hình phạt cao nhất đối với tội danh này là từ 7 - 15 năm tù giam. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

“Tuy nhiên, vụ việc cần phải đợi kết luận chính thức của cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan không chỉ về trách nhiệm hình sự mà còn cả trách nhiệm dân sự đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng”, luật sư Sương nói.

Hành vi của người điều khiển xe máy thiếu an toàn dẫn đến vụ TNGT nghiêm trọng khiến tài xế xe khách tử vong, nhiều người trên xe khách bị thương

Liên quan đến vụ tai nạn, Chủ tịch UBND xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức Nguyễn Quang Chính cho biết, ông Nguyễn Văn An, người điều khiển xe máy đang trú tại khu dân cư 29, thôn 5. Ông An đã lớn tuổi (ngoài 60), vợ buôn bán ở TP.HCM, con cái đều đã lập gia đình riêng.

“Vụ tai nạn cho thấy chỉ một phút lơ đãng, quan sát kém, sự việc sẽ “đi rất xa”. Tài xế điều khiển xe khách đã cố né để không tông ông An, nhưng không may lại gặp nạn khi xe bị lật lao xuống ruộng khiến tài xế tử vong. Đây là sự việc đau lòng xảy ra trên địa bàn”, ông Chính nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.