• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Vĩnh Phúc: Dự án thủy sản thành bến thủy, xe tải phá nát đường

13/04/2021, 07:03

Được thuê đất để nuôi trồng thủy sản nhưng các dự án bị biến thành bến thủy nội địa không phép.

Bến thủy nội địa không phép mọc san sát núp bóng dự án nuôi trồng thủy sản tại xã Trung Hà

Từ đây, hàng trăm xe tải chở vật liệu có dấu hiệu quá tải ngày đêm cày nát tuyến đường liên xã, liên huyện. Tình trạng đang diễn ra tại xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Xe tải hạng nặng chạy rầm rập ngày đêm

Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4, từ phản ánh của người dân, PV có mặt và ghi nhận tại bờ sông Hồng, đoạn chảy qua thôn 2, xã Trung Hà có khoảng 10 bến thủy nội địa trái phép đang hoạt động hết công suất với tàu thuyền, máy múc, ô tô rầm rộ ra vào bốc xếp, vận chuyển cát sỏi.

Bất chấp các tuyến đường liên xã, liên huyện dẫn đến các bến, bãi này đều được cắm biển cấm phương tiện có tải trọng trên 10 tấn đi qua, các xe ô tô loại Howo, xe đầu kéo có tải trong thiết kế từ 13 - 40 tấn, được cơi nới thêm thành thùng chở đầy cát sỏi vẫn lặc lè qua lại.

Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ đứng quan sát bên bờ sông Hồng, PV ghi nhận cả chục xe tải mang các BKS: 88C-193.02, 88C-182.17, 19C-082.29, 88C-083.14, 88C-168.49... đều có trọng tải thiết kế trên 10 tấn, cơi nới thành thùng, chở cát sỏi đầy ắp chạy từ các bến bãi tỏa vào các con đường liên xã, liên huyện, vốn nhỏ hẹp, đã xuống cấp.

Theo phản ánh, tình trạng này đã tồn tại khoảng 3 - 4 năm. Từ khi UBND xã Trung Hà ký hợp đồng cho thuê đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản trên sông Hồng, đoạn qua thôn 2, một số hộ dân ở đây đã xây dựng bến thủy nội địa và bãi tập kết cát sỏi trái phép.

Mỗi ngày, đều có hàng chục tàu vận chuyển cát về neo đậu, được các máy múc, cẩu, bốc xếp cát sỏi lên bờ. Cùng đó, hàng trăm lượt xe tải trọng lớn, cơi nới thành thùng, chở hàng quá khổ, quá tải rầm rập ra vào bến, bãi lấy cát sỏi.

“Các xe nối đuôi nhau chạy rầm rập từ mờ sáng đến đêm khuya khiến cuộc sống người dân 2 bên đường luôn trong tình trạng ngột ngạt, khó thở vì tiếng gầm rú của tàu thủy, máy múc và ô tô đi qua. Cách đây vài hôm, 1 ô tô chở cát quá khổ đã vướng vào đường dây điện trung thế khiến cả xã chịu cảnh mất điện. Dân đã nhiều lần chặn đường ngăn xe tải qua lại, cơ quan chức năng cũng nhiều lần đến kiểm tra nhưng các bến bãi, phương tiện vẫn hoạt động rầm rộ”, bà N.T.V., một người dân bức xúc.

Tự ý chuyển đổi, không ai đình chỉ

Xe tải rầm rập lưu thông từ bến thủy nội địa khiến các tuyến đường liên xã, liên huyện thêm xuống cấp

Qua khảo sát của PV, các bến thủy nội địa trái phép ở đây đều ký hợp đồng thuê đất với UBND xã Trung Hà. Tuy nhiên, các hợp đồng thuê đất đều là để nuôi trồng thủy sản. Khi chuyển sang khai thác bến bãi, có bến chưa làm thủ tục cấp phép, có bến đang làm dang dở. Tuy nhiên, các bến vẫn nộp tiền thuê đất đầy đủ.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Trò, Chủ tịch UBND xã Trung Hà cho biết, từ năm 2016 đến nay, UBND xã cho 5 hộ dân tại thôn 2 thuê đất công ích cạnh bờ sông để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sau đó dự án trên không thực hiện được nên các hộ đã tự ý chuyển đổi sang làm bến thủy nội địa và bãi tập kết cát sỏi.

“Năm nào đoàn liên ngành của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng về kiểm tra, xử phạt nhưng không đình chỉ, ngăn cấm mà chỉ yêu cầu hoàn thiện thủ tục cấp phép theo quy định. Hiện, UBND xã đang hướng dẫn các hộ thực hiện các thủ tục liên quan”, ông Trò nói.

Theo lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc, trách nhiệm kiểm tra, xử lý các bến thủy nội địa trái phép trên thuộc đơn vị quản lý đường thủy nội địa, lực lượng TTGT, CSGT đường thủy và chính quyền địa phương.

Trong đó, vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương là quan trọng nhất. Theo phân cấp, TTGT tỉnh chỉ quản lý các bến thủy nội địa đã được cấp phép hoạt động.

Trong khi đó, lãnh đạo Đội CSGT Công an huyện Yên Lạc cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện, xử lý 36 trường hợp chở hàng quá khổ, quá tải. Đến nay, đơn vị đã yêu cầu 100% doanh nghiệp, chủ xe cam kết không chở hàng quá khổ, quá tải. Thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra xử lý.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là cân tải trọng xách tay đơn vị trang bị chỉ kiểm tra được tải trọng dưới 40 tấn, trong khi đó, nhiều xe có tải trọng vượt mức quy định trên nên rất khó xử lý triệt để.

Đại diện Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, năm 2020 lực lượng liên ngành Cục CSGT, Đường thủy nội địa VN và Đăng kiểm VN phối hợp kiểm tra liên ngành các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông đường thủy trên tuyến sông Hồng, trong đó có địa bàn Vĩnh Phúc. Qua đó, lập biên bản, xử phạt đối với các trường hợp mở, hoạt động bến thủy nội địa không phép, trái phép hoặc quá hạn giấy phép hoạt động.

Trường hợp mở bến thủy không phép, trái phép tại địa bàn xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, theo Luật Giao thông Đường thủy nội địa, để hoạt động hợp pháp, chủ bến cần tuân thủ các điều kiện và làm thủ tục xin cấp phép bến thủy theo quy định hiện hành; trường hợp không đủ điều kiện, chính quyền địa phương có thẩm quyền và trách nhiệm ngăn chặn, cưỡng chế hoạt động trái phép.

Huy Lộc

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.