• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vì sao xe buýt Hà Nội mỗi lần qua cầu phải mở khóa?

30/06/2017, 08:47

Theo lộ trình, tuyến xe buýt số 94 buộc phải qua cầu Chiếc nhưng chiều cao của xe lớn hơn 2,1m ...

12

Phụ xe phải xuống mở barie khi lưu thông qua cầu Chiếc

Báo Giao thông ngày 29/6 đăng bài viết “Lạ lùng xe buýt Hà Nội mỗi lần qua cầu phải mở khóa” phản ánh tình trạng mỗi khi qua cầu Chiếc thuộc huyện Thường Tín, xe buýt phải dừng lại, phụ xe nhảy xuống tay cầm chìa khóa mở barie mới lưu thông được. Sau khi bài báo được đăng tải, nhiều bạn đọc gọi điện tới đường dây nóng của Báo Giao thông thắc mắc lý do vì sao xe buýt số 94 có lộ trình (bến xe Giáp Bát - Kim Bài) được lưu thông qua cầu Chiếc, trong khi đây là cây cầu yếu và đang hạn chế tải trọng cưỡng bức bằng giá long môn; nếu sập cầu ai chịu trách nhiệm.

Lý giải thắc mắc này, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, tuyến buýt số 94 lộ trình chạy bến xe Giáp Bát - Kim Bài là tuyến buýt có trợ giá đầu tiên của thành phố hoạt động trên địa bàn huyện... Khi được đưa vào hoạt động, các xe buýt tuyến này buộc phải đi qua cầu Chiếc, nhưng chiều cao của xe lớn hơn 2,1m. Do vậy, Sở GTVT Hà Nội, đơn vị quản lý cầu sau khi kiểm tra về tính an toàn của cầu vẫn cho phép sẽ buýt lưu thông và phê duyệt và giao cho mỗi xe buýt một chiếc chìa khóa mở barie. Khi đến đây, phụ xe buýt phải xuống mở khóa, nâng barie cho xe qua rồi khóa lại để ngăn xe tải lớn.

Theo ông Hải, việc mở tuyến xe buýt 94 tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và có ý nghĩa quan trọng góp phần giảm thiểu áp lực giao thông cho khu vực nội đô Hà Nội, bằng việc hạn chế phương tiện cá nhân từ cửa ngõ phía Tây Nam đi về trung tâm thành phố…

Một lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, đã kiểm tra an toàn của cầu Chiếc và cây cầu này vẫn đủ điều kiện trọng tải để xe buýt lưu thông. “Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính an toàn đối với lưu thông của xe buýt số 94 khi qua cầu”, lãnh đạo này nói và cho biết thêm, tuyến buýt số 94 là tuyến ngoại thành phục vụ chủ yếu nhu cầu đi lại của nhân dân huyện Thanh Oai và Thường Tín và lực lượng công nhân lao động khu công nghiệp phía Tây, Tây Nam thành phố. Việc mở tuyến này sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề kiềm chế phương tiện cá nhân, giảm áp lực ùn tắc giao thông khu vực nội đô và cửa ngõ phía Nam. Đồng thời, tăng cường đảm bảo về ATGT, giảm TNGT. Do đó, đây cũng là tuyến buýt ưu tiên được phép đi qua cầu Chiếc…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.