• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao ùn tắc kéo dài trên Xa lộ Hà Nội?

07/11/2014, 14:33

Đoạn đường dài khoảng 3km trên tuyến Xa lộ Hà Nội (XLHN) từ cầu Rạch Chiếc tới siêu thị Big C (gần cầu Sài Gòn) đang trở thành điểm ùn tắc nghiêm trọng tại TP HCM.

Dòng người chen chân, nhích từng bước trên xa lộ Hà Nội hướng từ quận 9 về nội ô TP HCM (ảnh chụp sáng 4/11)
Dòng người chen chân, nhích từng bước trên xa lộ Hà Nội hướng từ quận 9 về nội ô TP HCM (ảnh chụp sáng 4/11)

Liên tiếp trong hai ngày 3, 4/11, tại xa lộ Hà Nội, từ 6 - 8h sáng, dòng phương tiện kẹt cứng, chen nhau di chuyển chậm chạp. Xe mô tô hai bánh thì hầu như bị “chôn chân” từ trạm thu phí xa lộ Hà Nội, qua cầu Rạch Chiếc, kéo dài đến gần cầu Sài Gòn. Phải đợi đến khoảng 8h15, các phương tiện mới dần được “giải thoát”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại chân cầu Rạch Chiếc (đoạn tiếp giáp với cầu vượt Cát Lái), trước đây có một làn đường phía ngoài cùng dành cho xe thô sơ, xe gắn máy. Tuy nhiên, hiện nay làn đường này đã và đang là công trường của một phần dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. Dòng xe thô sơ, xe gắn máy buộc phải di chuyển chéo ra làn đường giữa, nhường đường cho xe ô tô chạy cắt ngang lên cầu vượt Cát Lái.

Đáng nói là tại nút giao này, mới đây Sở GTVT thành phố đã bố trí hệ thống đèn tín hiệu giao thông nhưng thời gian “xanh” cho làn xe 2,3 bánh chỉ kéo dài 29 giây, còn “đỏ” thì lên tới 51 giây. Mật độ xe gắn máy qua đây quá đông, trong khi thời lượng đèn tín hiệu quá ngắn đã khiến cho ùn tắc trở nên trầm trọng.

Còn tại khu vực siêu thị Big C, điểm quay đầu xe vào Đại lộ Đông - Tây cũng được bố trí hệ thống đèn tín hiệu. Xong, cả phương tiện bốn bánh lẫn hai bánh trộn dòng, cùng chờ sang đường ở giữa tuyến, bịt gần hết lối đi nên đương nhiên gây ra ùn tắc.

Đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết, việc thi công công trình dự án tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, cụ thể là kết cấu cầu cạn trên đường S3 nút giao thông Cát Lái bắt buộc phải chiếm dụng gần như toàn bộ mặt đường S3 (đoạn từ đường Giang Văn Minh đến đường số 1), không còn đủ bề rộng mặt đường cho các loại xe hai bánh lưu thông như trước đây.

Ngày 13/9, Sở GTVT thành phố đã cho phép các loại xe hai bánh lưu thông ra phần đường chính XLHN (hướng từ cầu Rạch Chiếc về cầu Sài Gòn); đồng thời lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao XLHN với nhánh lên cầu vượt A nút giao thông Cát Lái nhằm tránh xung đột giữa lượng xe container rẽ phải lên cầu vượt A và lượng xe hai bánh đi thẳng trên XLHN.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc, trong thời gian tới, Sở GTVT sẽ phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường lực lượng điều tiết giao thông hợp lý tại các vị trí, khu vực có mật độ phương tiện lưu thông cao, kịp thời xử lý các bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức lưu thông trên tuyến, đảm bảo ATGT và tránh nguy cơ ùn tắc trên tuyến đường này.

Mai Văn Huyên

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.