• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Vì sao tăng mức phạt hành vi vượt đèn vàng?

04/08/2016, 05:00

Từ ngày 1/8, CSGT phạt lỗi vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ gây ra nhiều ý kiến trái chiều...

1

Một trường hợp bị CSGT dừng xe xử phạt hành chính do điều khiển ô tô vượt đèn vàng tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trần Phú, Hà Nội - Ảnh: Khánh Linh

Tuy nhiên, đại diện ban soạn thảo Nghị định 46 khẳng định, nghị định không có điều khoản nào mô tả hành vi vượt đèn vàng mà chỉ quy định phạt hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

Phải giảm tốc độ khi gần vào nút giao

Một trong những ý kiến được nhiều người viện dẫn là trả lời báo Tiền phong, TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, xử phạt hành vi vượt đèn vàng là không đúng với ý nghĩa khoa học của việc quy định thời lượng cần thiết của đèn vàng. “Trong thực tế, thời lượng đèn vàng được xác định theo vận tốc quy định vào nút giao thông của xe và phải lớn hơn thời gian phanh để đảm bảo các xe không bị phanh gấp, gây nguy hiểm cho các xe chạy phía sau”, TS. Tạo nói.

Tuy nhiên, lý giải về điều này, ông Hoàng Thế Tùng, Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT), thành viên ban soạn thảo nghị định cho rằng, việc tách nội dung quy định về chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thành hai hành vi vi phạm vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng với hai mức phạt khác nhau như tại Nghị định số 171 dẫn đến tình trạng ở chiều đường có đèn tín hiệu xanh đang sáng, người điều khiển phương tiện thường có xu hướng tăng tốc độ khi đến gần nút giao, thay vì phải giảm tốc độ. Thậm chí, có trường hợp “cướp” đèn vàng.

Theo ông Tùng, đây là hành vi rất nguy hiểm. Khi người đi phía trước tăng tốc độ kéo theo những người đi phía sau cũng tăng tốc theo. Khi người đi phía trước thấy đèn chuyển sang màu đỏ, chủ động phanh, những người đi phía sau sẽ không phanh kịp, dễ xảy ra va chạm kiểu “dồn toa”.

2

Người dân vẫn vô tư vượt đèn vàng trong ngày đầu (1/8) xử phạt tăng nặng với lỗi này - Ảnh: Tiến Tuấn (zing)

Quy định không trái luật

Về ý kiến cho rằng, quy định phạt hành vi vượt đèn vàng là trái Luật GTĐB, ông Tùng cho rằng, Luật GTĐB quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó bao gồm cả tín hiệu đèn giao thông. “Nghị định 46 không có một từ nào nói về xử phạt vượt đèn vàng, không có điều khoản nào mô tả vượt đèn vàng. Nghị định 46 chỉ quy định phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông”, ông Tùng khẳng định.

Hành vi vượt đèn vàng đã được quy định trong các nghị định cũ

Điểm g Khoản 3 Điều 8, Nghị định 34/2010 quy định: Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Điểm a Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34 cũng quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Mức phạt hành vi này tiếp tục được giữ nguyên tại Nghị định 171/2013.

Khoản 3, Điều 10, Luật GTĐB quy định: “Tín hiệu xanh là được đi; tín hiệu đỏ là cấm đi; tín hiệu vàng là dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ”.

“Khi tín hiệu vàng bật lên mà xe không dừng lại trước vạch dừng, cố tình vượt mới bị phạt với mức phạt như hành vi vượt đèn đỏ. Nếu xe đã vượt qua vạch dừng mà tín hiệu vàng nổi lên thì được đi tiếp, không bị phạt; trường hợp đèn vàng nhấp nháy vẫn được đi và không bị phạt. Tôi khẳng định lại một lần nữa là trong Nghị định 46 không có hành vi nào phạt vượt đèn vàng mà chỉ phạt hành vi không chấp hành tín hiệu đèn”, ông Tùng nói.

Còn theo Trung tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự ATGT, Cục CSGT (Bộ Công an), Nghị định 46 quy định xử lý lỗi vượt đèn vàng bằng vượt đèn đỏ để không còn những trường hợp người dân thấy đèn vàng là cố tình tăng tốc để vượt. Điều đó góp phần hạn chế nguy cơ tiềm ẩn gây TNGT, ùn tắc giao thông.

Khoản 5, Điều 5, Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 1,2 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Khoản 4, Điều 6, Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Khoản 4, Điều 7, Nghị định 46 quy định: Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.