• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vì sao số vụ TNGT trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương tăng cao?

16/08/2022, 17:33

Cục QLĐB IV kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận lên 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp.

Để đảm bảo đáp ứng điều kiện khai thác, năng lực thông hành và ATGT, Cục QLĐB IV kiến nghị Tổng cục Đường bộ VN xem xét, báo cáo Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Theo Cục QLĐB IV, thời điểm tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí từ tháng 1/2019 đến nay, lưu lượng phương tiện tăng lên trên 35%.

Cụ thể, trước thời điểm dừng thu phí, lưu lượng trung bình là 38.500 xe ô tô /ngày, đêm; hiện nay là hơn 52.000 xe ô tô /ngày, đêm; vào những thời điểm lễ, Tết, cao điểm có thể tăng đột biến đến 50%.

Kiến nghị mở rộng cao tốc kết nối vùng ĐBSCL

Cùng với đó, việc lưu lượng xe trên tuyến tăng lên khiến tình hình mất an toàn giao thông tăng cao. Tình trạng xe chạy dàn hàng ngang, chạy vào làn khẩn cấp diễn ra thường xuyên, phổ biến. Tại các điểm giao cắt với đường dẫn Chợ Đệm và đường dẫn Đồng Tâm liên tục xảy ra ùn ứ, TNGT...

Theo thống kê của Cục QLĐB IV, từ đầu năm 2022 đến nay, trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương xảy ra 71 vụ TNGT. Trong năm 2021 xảy ra 140 vụ, năm 2020 xảy ra 151 vụ.

Cục QLĐB IV cho rằng, với tình trạng, năng lực thông hành hiện tại, đặc biệt sau khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành kết nối với tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương sẽ khiến lưu lượng trên tuyến tăng cao hơn, gây quá tải nghiêm trọng cho tuyến cao tốc hiện tại.

Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, giai đoạn 1 được đầu tư xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe và 2 làn dừng xe khẩn cấp, tốc độ thiết kế 120km/h nhưng hiện tốc độ lưu thông giảm còn 60-70km/h.

Về kiến nghị của cử tri lập các trạm y tế trên tuyến cao tốc, ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục QLĐB IV cho biết, hiện nay các đơn vị bảo trì phối hợp với trung tâm y tế các huyện nơi có tuyến cao tốc đi qua để xử lý các tình huống TNGT. Khi có sự cố TNGT, các trung tâm y tế địa phương sẽ ưu tiên cử ngay một bộ phận cấp cứu lên đường cao tốc để sơ cứu kịp thời.

Về lâu dài, Cục QLĐB IV kiến nghị Tổng cục Đường bộ VN xem xét, báo cáo Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận lên quy mô 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.

Tính đến hến tháng 7/2022, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã phục vụ hơn 2,2 triệu lượt xe, xử lý hơn 50 vụ va chạm, cứu hộ 550 trường hợp xe gặp sự cố và tiếp nhận giải đáp 1.172 cuộc gọi của người tham gia giao thông thông qua tổng đài điện thoại khẩn cấp.

Đáng chú ý, trong số các vụ va chạm trên tuyến, nguyên nhân tới 43% do lái xe chuyển hướng không đúng quy định, 36% chạy quá tốc độ, 6% có sử dụng rượu bia.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.