• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao ô tô lắp đèn xi-nhan màu đỏ vẫn "lọt qua" đăng kiểm?

17/03/2021, 16:56

Hầu hết các xe ô tô có đèn xi-nhan (báo rẽ) màu vàng song có những xe có xi-nhan màu đỏ vẫn được cấp đăng kiểm, khiến bạn đọc thắc mắc.

Hầu hết xe ô tô dùng đèn xi-nhan phía sau màu vàng

Gần đây, một số bạn đọc email, điện thoại đến Báo Giao thông nêu thắc mắc về việc thi thoảng gặp một số xe ô tô con có chế độ đèn xi-nhan (đèn báo rẽ) màu đỏ, trong khi hầu hết các xe trên đường đều dùng xe đèn xi-nhan màu vàng.

“Tôi khá ngạc nhiên khi một số lần thấy có xe ô tô dùng đèn xi-nhan phía sau màu đỏ để báo tín hiệu rẽ. Do đèn hậu, đèn phanh xe cũng màu đỏ nên lúc đầu khiến tôi khó phân biệt tín hiệu của xe phía trước. Xe có đèn xi-nhan màu đỏ có phải do chủ xe tự lắp cho “khác người”, loại đèn này có được trung tâm đăng kiểm ô tô chấp thuận?”, bạn đọc Nguyễn Phương Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và một số bạn đọc khác thắc mắc.

Ngày 17/3, trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện một số trung tâm đăng kiểm xe ô tô tại Hà Nội cho biết, việc kiểm tra đèn trên xe ô tô là hạng mục bắt buộc khi kiểm tra định kỳ xe ô tô. Theo đó, đăng kiểm viên sẽ kiểm tra vị trí, số lượng, sự hoạt động và màu sắc các đèn bên ngoài xe theo quy chuẩn, gồm: đèn chiếu sáng phía trước (đèn chiếu xa, chiếu gần), đèn xi-nhan (báo rẽ) phía trước và phía sau xe, đèn phanh, đèn lùi, đèn vị trí trước và sau xe, đèn soi biển số.

Trường hợp đèn không đủ số lượng, không hoạt động hoặc không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đèn xe ô tô, trung tâm đăng kiểm sẽ yêu cầu chủ phương tiện khắc phục. Riêng đối với đèn xi-nhan, thực tế hầu hết các xe đều dùng đèn có màu vàng, song trong quy chuẩn kỹ thuật vẫn cho phép dùng đèn xi-nhan phía sau màu đỏ.

“Theo quy chuẩn kỹ thuật, xe ô tô phải có tối thiểu 2 đèn xi-nhan phía trước và 2 đèn xi-nhan phía sau, được lắp thành cặp đối xứng qua mặt phẳng của xe. Đây là đối với đèn xi-nhan phía trước, chỉ được dùng màu vàng, có cường độ sáng từ 40-700cd, còn đèn phía sau được dùng đèn có màu vàng hoặc đỏ có cường độ sáng từ 40-400cd. Nếu quan sát bằng mắt thường, phải nhận biết được đèn xi-nhan ô tô từ khoảng cách tối thiểu 20m, tần suất nháy của đèn. Tuy vậy, màu sắc của cặp đèn xi-nhan phía sau phải cùng màu vàng hoặc đỏ chứ không được khác màu.

Quy chuẩn cho phép dùng đèn xi-nhan phía sau màu đỏ hoặc vàng

"Vì vậy, trường hợp xe có xi-nhan phía sau màu đỏ là không vi phạm quy định về đèn tín hiệu. Dù đèn xi-nhan màu đỏ không phổ biến, nhưng thực tế cũng có những xe ô tô con nhập khẩu nguyên chiếc với đèn xi-nhan phía sau màu đỏ”, Giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết.

Được biết, theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, xe ô tô không có đủ đèn tín hiệu hoặc không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế nếu tham gia giao thông bị phạt từ 300 - 400 nghìn đồng. Trường hợp tự ý lắp thêm đèn xe phía trước, sau, trên nóc, dưới gầm hay bên thành xe bị phạt từ 800 nghìn - 1 triệu đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.