• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Vì sao nhiều nhà xe tập trung phản đối luồng tuyến mới?

01/03/2017, 07:38

Nhà xe phản đối vì cho rằng sau khi từ bến xe Mỹ Đình về Nước Ngầm, lượng khách sụt giảm, thua lỗ...

20

Đại diện Sở GTVT Hà Nội trao đổi, giải đáp với các nhà xe  - Ảnh: Khánh Linh

Cho rằng sau khi điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình về Nước Ngầm, lượng khách sụt giảm hẳn dẫn đến thua lỗ, nguy cơ phá sản, nhiều nhà xe đã tiếp tục tụ tập phản ứng hòng gây sức ép với Hà Nội.

Xe tiền tỷ lèo tèo vài khách

Sáng qua (28/2), hơn 50 xe khách chạy tuyến Hà Nội – Thái Bình và Hà Nội –  Nam Định đi thành đoàn dài trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ để lên Hà Nội. Các xe này đều nằm trong diện điều chuyển từ các bến xe khác của Hà Nội về bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) theo chủ trương của TP Hà Nội. Tuy nhiên, khi đến trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội), lực lượng chức năng gồm CSGT, TTGT đã yêu cầu dừng xe để đảm bảo ATGT, chống ùn tắc giao thông.

Nguyên nhân các nhà xe có hành động như vậy được cho là “nhằm gây sức ép với các cơ quan chức năng xem xét lại quyết định điều chuyển về bến xe Nước Ngầm”. Cụ thể, theo tìm hiểu của Báo Giao thông, từ khi thực hiện điều chuyển, các nhà xe này đều rất ít khách, thậm chí có hôm chỉ có 1, 2 khách/chuyến. Xe nào nhiều chỉ có được 5 khách. Mặc dù các nhà xe đều đã đồng loạt giảm giá từ 75.000 đồng/vé xuống còn 50.000 đồng/vé, nhưng lượng khách vẫn không tăng, dẫn đến các nhà xe thua lỗ và có nguy cơ phá sản. 

Ông Trương Hữu Thảo, nhà xe Phiệt Học nói: Chúng tôi chấp hành nghiêm việc thực hiện điều chuyển về bến Nước Ngầm từ đầu tháng 1 đến nay, nhưng về đây quá ít khách. Nhiều hôm xe xuất bến gần như không có khách. Mỗi xe khách giá trị cả tỷ đồng mà khi xuất bến không có khách nào trên xe nên thua lỗ liên miên. “Chúng tôi đang vay ngân hàng khoảng hơn 20 tỷ đồng. Cứ như hiện nay thì chỉ có nước phá sản.

Về nguyên nhân vắng khách, ông Thảo cho rằng, một phần do “xe dù” quá nhiều, phần vì không có xe buýt đến bến Nước Ngầm. Hành khách đi từ Mỹ Đình và các khu vực khác đến đây lại mất thêm chi phí xe ôm, taxi với giá cao. 

Tương tự, ông Nguyễn Sơn La, Giám đốc Công ty TNHH Mạnh La (Thái Bình) cho rằng, hai tháng nay xe của doanh nghiệp hoạt động không có khách, trong khi hàng tháng vẫn phải trả lãi ngân hàng. “Chúng tôi mong muốn được trở lại bến xe Mỹ Đình hoạt động. Trong trường hợp không được, chúng tôi mong được vào bến xe Giáp Bát để cạnh tranh bình đẳng với các nhà xe khác”, ông này nói. 

Các nhà xe khác cũng có chung ý kiến và mong muốn được tiếp tục quay về hoạt động tại bến xe Mỹ Đình để tránh thua lỗ. Một số nhà xe còn bày tỏ mong muốn được đối thoại với Bộ GTVT, với Chủ tịch UBND TP Hà Nội xung quanh việc điều chuyển luồng tuyến này.

DN kiến nghị nhưng phải đúng quy định

Có mặt tại hiện trường vụ việc, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện nói: Trước đây, các doanh nghiệp và hiệp hội vận tải đã có đơn thư gửi đến thành phố và cả Sở GTVT Hà Nội về việc này. Tất cả các đơn thư đều được trả lời. Thủ tướng Chính phủ cũng hết sức quan tâm và đã có văn bản ngày 22/2 chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì cùng Hà Nội đối thoại, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/3.

“Các doanh nghiệp có quyền khiếu nại, kiến nghị nhưng phải tuân thủ quy định. Bộ GTVT và Hà Nội đã thống nhất lịch đối thoại với các doanh nghiệp vận tải khách. Lẽ ra các doanh nghiệp nên chờ đến ngày đối thoại này để bày tỏ ý kiến và tìm cách tháo gỡ”, ông Viện gay gắt. 

Về các phương án điều chuyển, ông Viện nhấn mạnh đã tuyên truyền, giải thích rất cụ thể nhiều lần. “Chủ trương điều chuyển luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh giảm ùn tắc giao thông, trước hết giảm ùn tắc cho vành đai 3, chứ không vì bất cứ lợi ích riêng nào. Sau khi thực hiện điều chuyển đến nay cơ bản các nhà xe đã chấp hành. Kết quả là trước, trong và sau Tết Nguyên đán rất tốt, nhân dân đi lại từ các bến xe thuận lợi, ùn tắc tại đường vành đai 3 giảm nhiều”, ông Viện nói. 

Ghi nhận những ý kiến của doanh nghiệp trong khi điều chuyển giai đoạn đầu sẽ khó khăn do phải thay đổi phương án kinh doanh vận tải, một bộ phận người dân chưa hiểu biết rõ chủ trương, ông Viện cho biết đang tiếp tục cùng doanh nghiệp để xem xét, tháo gỡ bằng cách tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu về chủ trương điều chuyển luồng tuyến, muốn đi tỉnh nào sẽ ra bến xe đó, tìm cách hỗ trợ giảm chi phí cho các nhà xe và liên kết các tuyến xe buýt đến bến xe để tăng cường lượng khách.

Bến xe Nước Ngầm tiếp tục hỗ trợ nhà xe

Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc Bến xe Nước Ngầm cho biết, vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các nhà xe trong diện điều chuyển về. Cụ thể, giảm 20% phí dịch vụ xe ra vào bến cho các xe chạy tuyến Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa; Miễn giảm toàn bộ các chi phí dịch vụ vận tải khác như tiền thuê quầy vé, hoa hồng bán vé...

Theo ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý vận tải Sở GTVT Hà Nội, thời gian tới các bến xe sẽ được đưa ra ngoài các đường vành đai. Năm 2018, hai bến xe mới là Thanh Trì và bến xe Cổ Bi được đưa vào hoạt động sẽ giảm tải cho các bến xe Giáp Bát, Gia Lâm, giảm tải một phần cho bến xe Mỹ Đình và Nước Ngầm. Tới đây, bến Mỹ Đình cũng chỉ là nơi kết nối, trung chuyển vận tải công cộng khi có bến xe mới được xây dựng tại Phùng. 

 Hôm nay, Bộ GTVT đối thoại với DN vận tải

Cuối giờ chiều qua (28/2), trao đổi với PV Báo Giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, 2h chiều nay (1/3), tại Sở GTVT Hà Nội, Bộ GTVT sẽ phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp vận tải, xem xét, xử lý việc điều chuyển luồng tuyến giao thông trên địa bàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.