• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Vì sao liên tục xảy ra tai nạn tại hầm Kim Liên?

06/05/2019, 07:06

Nguyên nhân xảy ra tai nạn có nhiều, nhưng cũng không thể bỏ qua việc mặt cắt ngang của hầm quá hẹp so với lưu lượng phương tiện.

Việc lưu thông hỗn hợp giữa ô tô và xe máy nên nguy cơ tai nạn cao hơn.

Thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng tại hầm Kim Liên (Hà Nội), gần đây nhất là vụ tài xế Mercedes đâm 2 người phụ nữ tử vong.

Trao đổi với Báo Giao thông, TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường VN cho biết, hầm Kim Liên được đưa vào sử dụng khoảng năm 2009. Đây là công trình hiện đại, riêng giá trị xây lắp khoảng 336 tỷ đồng. Tuy nhiên, lưu lượng giao thông của chục năm trước và bây giờ rất khác nhau. Từ khi khai thác đến nay xảy ra khá nhiều vụ TNGT.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn có nhiều, nhưng cũng không thể bỏ qua việc mặt cắt ngang của hầm quá hẹp so với lưu lượng phương tiện. Cộng thêm việc lưu thông hỗn hợp giữa ô tô và xe máy nên nguy cơ tai nạn cao hơn.

Ở hầm Thủ Thiêm (TP HCM), dù vẫn được tổ chức hai chiều, mỗi chiều hai làn, nhưng bố trí ô tô và xe máy đi riêng nên ít xảy ra va chạm hơn. Đến lúc Hà Nội phải nghiên cứu, đánh giá lại hạ tầng khu vực hầm Kim Liên, xem đã mãn tải chưa để tổ chức lại.

“Có lần lưu thông dưới hầm Kim Liên, tôi cũng bị hoảng bởi vừa xuống hầm vì tiếng ồn lớn, ánh sáng thiếu, tạo cho người lái xe cảm giác sợ hãi nên mất tập trung. Cùng đó, thiết kế đường hầm khá dốc, mật độ xe quá đông tạo cho tâm lý tham gia giao thông càng phải “đua nhau” chen đi trước gây mất ATGT”, TS. Long nói.

Bà Đỗ Thị Thu Thủy, Phó TGĐ Công ty Công trình giao thông Hà Nội (đơn vị được giao phụ trách quản lý hầm Kim Liên) cũng thừa nhận, hầm Kim Liên đang có tồn tại là khi mưa hay bị thấm nước và có độ dốc, ánh sáng trong hầm tối hơn bên ngoài. Hiện, đơn vị đang khắc phục bằng cách xẻ rãnh để thoát nước nhanh hơn. Biển cảnh báo ở hầm cũng khá đầy đủ như: Biển phân làn ô tô xe máy, cấm xe đạp, biển đường trơn trượt, biển đi chậm…

“Tới đây, chúng tôi sẽ đề xuất thảm lại toàn bộ mặt hầm. Chúng tôi cũng lắng nghe ý kiến các chuyên gia, người dân để có giải pháp tổ chức lại giao thông phù hợp tại hầm Kim Liên”, bà Thủy nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Ngô Mạnh Tuấn, PGĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau vụ TNGT trong hầm Kim Liên, Sở GTVT đang yêu cầu Ban Duy tu các công trình giao thông tiến hành rà soát toàn bộ thực trạng giao thông khu vực hầm để có giải pháp khắc phục.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.