• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao không nhân rộng cấp đổi GPLX qua bưu điện?

24/08/2017, 08:03

Nhiều tỉnh đã dừng dịch vụ này từ khi số người đăng ký đổi GPLX qua bưu điện chỉ còn 10-20 trường hợp/tháng.

6

Một người dân sử dụng dịch vụ cấp đổi GPLX qua bưu điện hồi tháng 5/2016 - Ảnh: Bình Minh

Nhiều tỉnh dừng vì nhu cầu không nhiều

Tháng 5/2016, Bộ GTVT đã đồng ý với đề xuất của Tổng cục Đường bộ VN triển khai thí điểm dịch vụ tiếp nhận hồ sơ cấp đổi và trả GPLX do TCT Bưu điện VN thực hiện. Theo đó, người dân được cấp đổi, trả GPLX với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ qua hệ thống bưu điện trên toàn quốc.

Đánh giá sau hơn một năm thực hiện, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, việc phối hợp tiếp nhận và trả kết quả GPLX qua hệ thống của bưu điện bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa có GPLX A1 bằng giấy bìa chuyển sang vật liệu PET. Việc làm này cũng tiết kiệm chi phí và thời gian làm thủ tục đổi GPLX.

Đầu tháng 6/2017, TCT Bưu điện VN tiếp tục có văn bản đề xuất mở rộng tiếp nhận cấp đổi GPLX với hình thức lưu động trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, bà Hiền cho biết, trước khi Thông tư số 12/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX có hiệu lực, việc tiếp nhận và trả kết quả GPLX qua hệ thống bưu cục của bưu điện cả nước đã đổi được hơn 3 triệu GPLX. Sau khi thông tư này có hiệu lực với quy định việc đổi GPLX bằng giấy bìa sang GPLX bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện theo lộ trình thì nhiều Sở GTVT chỉ còn tiếp nhận từ 10-20 hồ sơ/ngày, gây lãng phí cho việc đầu tư trang thiết bị và bố trí nhân viên phục vụ.

Nói thêm về việc này, ông Đỗ Văn Chung, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên cho biết, từ tháng 9/2015, trên địa bàn tỉnh đã có trên 19.000 trường hợp cấp, đổi qua bưu điện. Tuy nhiên, cuối năm 2016, sau khi Bộ GTVT không bắt buộc mà khuyến khích người dân đổi GPLX từ bìa giấy sang vật liệu PET theo lộ trình của Thông tư 12, số lượng người đến đổi GPLX giảm rõ rệt. Hiện, bình quân mỗi ngày chỉ có 15 người đến làm thủ tục đổi GPLX. Điều này cũng dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính giảm nhiều. Từ thực tế này, Sở đã tạm dừng việc thu nhận hồ sơ cấp đổi GPLX qua bưu điện từ tháng 7/2017.

Còn tại tỉnh Hà Giang, ông Cù Huy Man, Phó giám đốc Sở GTVT cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, chỉ có 24 hồ sơ GPLX được cấp đổi qua bưu điện thay vì trên 6.000 GPLX trong 6 tháng cuối năm 2016. “Hiện nay, số lượng người dân đến Trung tâm hành chính công để làm thủ tục cấp đổi GPLX không nhiều, chủ yếu là GPLX môtô hạng A1. Bên cạnh đó, Sở GTVT  vẫn bố trí cán bộ phối hợp với các huyện tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX trực tiếp tại từng địa bàn”, ông Man lý giải và đề xuất: “Chưa nên phối hợp với bưu điện trong việc mở rộng tiếp nhận cấp, đổi GPLX với hình thức lưu động”.

Không nhân rộng

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, qua hơn 1 năm thực hiện, ngoài những kết quả tích cực, việc cấp đổi GPLX qua bưu điện vẫn bộc lộ nhiều vướng mắc. Trong đó, có việc cán bộ bưu điện hạn chế về nghiệp vụ, nhập sai, nhập không đầy đủ thông tin về dữ liệu GPLX gây khó khăn cho bộ phận chuyên môn của Sở GTVT. Bên cạnh đó, bưu điện thường xuyên thay nhân viên và chậm trả GPLX đến người dân.

Là đơn vị trực tiếp thực hiện, trao đổi với Báo Giao thông, ông Lê Tuấn Giang, Phó trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện người lái, Sở GTVT Yên Bái cho biết, hoạt động cấp đổi GPLX cho người dân qua bưu điện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã dừng từ tháng 7/2016.

“Thời gian đầu, Sở GTVT Yên Bái đã ký hợp đồng nguyên tắc làm việc cấp đổi GPLX thông qua hệ thống bưu điện với bên bưu điện, tuy nhiên sau một thời gian, cách tuyên truyền và quy trình làm việc của họ không đảm bảo và không đúng với tinh thần, quy trình nghiệp vụ theo quy định Bộ GTVT ban hành nên Sở GTVT Yên Bái đã cho dừng hoạt động này”, ông Giang cho biết thêm.

Cũng theo ông Giang, Bộ GTVT đã có Văn bản 8965 ngày 10/8/2017 có mục tạm thời chưa thực hiện đưa hoạt động cấp đổi GPLX vào dịch vụ công ích qua bưu điện và Quyết định số 2244 ngày 31/7/2017 về các thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công ích bưu điện cũng không có mục cấp đổi GPLX. “Do đó, Yên Bái tạm thời chưa thực hiện hoạt động cấp đổi GPLX qua bưu điện”, ông Giang nói.

Cùng quan điểm, bà Phan Thị Thu Hiền cho rằng, Quyết định số 45/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích quy định “không điều chỉnh việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính yêu cầu tổ chức, cá nhân không được ủy quyền và phải có mặt trực tiếp để giải quyết”.

“Để việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích phù hợp với văn bản trên và để bảo đảm tính an toàn, đảm bảo xác minh thông tin chính xác, Tổng cục Đường bộ VN chưa thống nhất thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và cấp đổi GPLX lưu động của TCT Bưu điện VN”, bà Hiền khẳng định.

Ông Vũ Mạnh Long, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo và sát hạch (Sở GTVT Quảng Ninh):
Nhu cầu cấp đổi của người dân giảm mạnh

Trước đây, thực hiện theo quy định của Thông tư 58 là bắt buộc đổi GPLX, nhiều người dân đổ xô đi đổi khiến cho tình trạng quá tải xảy ra. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của người dân, Sở GTVT đã phối hợp với chính quyền địa phương, bưu điện nhân rộng mô hình cấp, đổi GPLX qua dịch vụ bưu điện và thực tế đã mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, từ khi Thông tư 12 về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ được ban hành với nội dung đổi GPLX bằng giấy sang GPLX bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020 thay vì quy định bắt buộc, nhu cầu của người dân giảm khá mạnh. Trung bình một ngày chỉ 3-4 hồ sơ. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình cấp, đổi GPLX qua dịch vụ bưu điện không còn cần thiết nữa.

Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng Phòng Quản lý phương tiện - người lái Sở GTVT Nghệ An:
250.000 GPLX cấp đổi qua đường bưu điện

Từ tháng 9/2014, Sở GTVT phối hợp với hệ thống bưu điện tỉnh Nghệ An cấp đổi GPLX qua hệ thống bưu điện của 21 huyện, thành, thị trên địa bàn. Đã có trên 250.000 GPLX được cấp đổi qua hệ thống các bưu điện, chiếm tỷ lệ 60% số lượng GPLX được cấp đổi. Để việc làm hồ sơ, thủ tục cấp đổi GPLX tại các trung tâm bưu điện huyện đảm bảo không xảy ra sai sót, Sở GTVT Nghệ An đã có công văn hướng dẫn chi tiết tới các bưu cục và tổ chức nhiều buổi tập cho đội ngũ nhân viên các bưu điện.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.