• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vì sao CSGT đề nghị giảm tốc độ một số tuyến đường?

07/12/2016, 05:29
image

CSGT TP.HCM đề xuất giảm tốc độ lưu thông trên một số tuyến đường lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều người...

1

Đường Võ Văn Kiệt (đoạn qua Q1, TP HCM có 10 làn xe), phương tiện di chuyển khá thuận lợi, thông thoáng nhưng vẫn được đề nghị giảm tốc độ lưu thông tối đa từ 80km/h xuống 70km/h đối với ôtô và từ 60km/h xuống 50km/h đối với xe máy - Ảnh: Linh Hoàng

Việc CSGT TP.HCM đề xuất giảm tốc độ lưu thông trên một số tuyến đường lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều người và những ý kiến trái chiều. Thậm chí có ý kiến cho rằng, đề xuất này là để lực lượng chức năng dễ bắn tốc độ người vi phạm. Thực hư ra sao?

Thấy nguy hiểm thì chạy chậm lại

Công an TP.HCM vừa bất ngờ đề xuất giảm tốc độ trên một số tuyến đường như: QL1, QL22, đường Võ Văn Kiệt, Xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng. Căn cứ của đề xuất trên được lý giải, những tuyến đường kể trên có số vụ TNGT tăng sau khi cho phép tăng tốc độ tối đa lên 80km/h đối với ô tô và 60km/h đối với xe gắn máy. Đề xuất này lập tức nhận được rất nhiều phản ứng trái chiều.

Theo ghi nhận của Báo Giao thông trên Xa lộ Hà Nội, tuyến đường huyết mạch nối từ trung tâm TP.HCM ra Biên Hòa (Đồng Nai), từ ngày nâng tốc độ lưu thông lên, các phương tiện lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều. Ông Nguyễn Văn Chiến, một tài xế cho biết, đề xuất này là “thiếu thực tế”. “Bởi, tai nạn tăng không chỉ do tốc độ mà chủ yếu do ý thức của lái xe”, ông Chiến nói.

Tương tự, tại đường Phạm Văn Đồng, theo quan sát của PV, đường này chỉ cho phép xe máy chạy vào làn ô tô giờ cao điểm, nhưng lúc thấp điểm vẫn có nhiều xe máy chạy lấn vào, bất chấp nguy hiểm. Ông Trần Văn Thành, một người dân sống ở đây cho biết, từng chứng kiến nhiều vụ TNGT nhưng nguyên nhân không phải do chạy quá tốc độ mà chủ yếu là do người đi xe máy chạy lấn vào làn đường ô tô. Chỉ cần một sơ suất nhỏ là xảy ra TNGT.

Trên tuyến QL1 từ Đại học Nông Lâm tới bến xe An Sương có rất nhiều khu công nghiệp, trường đại học, nhà hàng nằm ngay mặt tiền quốc lộ. Các chợ cóc cũng xuất hiện hai bên đường, lấn chiếm nhiều khu vực. Cứ vào giờ tan ca là công nhân tràn ra, băng qua đường không đúng quy định. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra khiến ai cũng đau xót.

Vòng xoay bến xe An Sương, nơi được mệnh danh là “điểm đen tử thần” của TP.HCM. Qua quan sát, chúng tôi chứng kiến xe tải, xe container, xe khách và xe máy chạy hỗn loạn. Những chiếc xe máy len lỏi giữa những xe container. Xe tải thì lấn sang làn xe máy. Nhiều người đi xe máy chở hàng cồng kềnh, không làm chủ tốc độ, loạng choạng té ngã. “Đường thì đông, phương tiện chen chúc, lấn làn nhau, chỉ cần ngã xuống là xe tải cán lên như chơi. Nhiều vụ tai nạn xảy ra như vậy rồi. Xe chạy chậm chứ đâu phải chạy nhanh”, ông Ngô Văn Hưởng, một người dân sống ở đây cho biết.

Xem thêm video:

 

2

Đường Phạm Văn Đồng rất thông thoáng nên việc cho phép lưu thông 80km/h là hợp lý

Chưa khẳng định tăng tốc độ gây TNGT

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn TP đã xảy ra 3.609 vụ TNGT, làm chết 749 người và bị thương 2.924 người. So với cùng kỳ năm 2015 tăng 217 vụ, tăng 107 người chết. Trong đó, có những tuyến đường huyết mạch TNGT xảy ra nhiều như: QL1 (57 vụ), Võ Văn Kiệt (24 vụ), QL22 (20 vụ), Xa lộ Hà Nội (19 vụ), Nguyễn Văn Linh (13 vụ), Phạm Văn Đồng (11 vụ).

Trong số 12 tuyến đường được phép tăng tốc độ từ ngày 1/3, có 8 tuyến đường tăng về số người chết, trong đó tăng cả ba mặt gồm: Xa lộ Hà Nội, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng. Các tuyến đường khác như QL1, Kinh Dương Vương, Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh đều tăng về số vụ và số người chết.

“Nguyên nhân gây TNGT do tốc độ lưu thông là không nhiều. Lỗi chủ yếu do lưu thông ngược chiều, không đúng phần đường, tự gây tai nạn. Việc nâng tốc độ lưu thông theo Thông tư 91 đã góp phần nâng cao năng lực thông hành của các tuyến đường, đáp ứng được yêu cầu về phát triển KT - XH của TP…”, ông Lâm khẳng định.

Tuy nhiên, theo ông Lâm, do cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ, nhiều tuyến đường chính còn nhỏ hẹp so với mật độ phương tiện lưu thông cao. Ý thức chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận người dân còn chưa tốt, nên việc điều chỉnh tăng tốc độ tối đa trên một số tuyến đường cũng phần nào ảnh hưởng đến tình hình TNGT trên địa bàn TP trong 11 tháng đầu năm.

Trong khi đó, Trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó trưởng phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67 Công an TP HCM) cho rằng, việc tăng tốc độ theo Thông tư 91 trong khi cơ sở hạ tầng không đáp ứng dẫn đến ùn tắc, TNGT. Trong năm 2016, số vụ tai nạn và người chết tăng cao liên quan đến ô tô va chạm với xe máy, ô tô khách, ô tô du lịch. “Trước tình hình TNGT tăng tại một số tuyến đường như trên, việc nghiên cứu giảm tốc độ là cần thiết. Giảm từ 60km/h xuống còn 50km/h cũng không đáng kể. Người dân cứ đi đúng tốc độ cho phép thì không bao giờ bị CSGT bắn tốc độ”, ông Phong nói.

Nói về đề xuất giảm tốc độ lưu thông, ông Nguyễn Văn Chánh, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng, việc tăng tốc độ lưu thông trên một số tuyến đường với điều kiện phương tiện tốt, đường sá tốt thì đạt mục đích vận chuyển nhanh, an toàn. “Nên chăng, TP cần xem xét lại toàn bộ nguyên nhân gây ra TNGT. Tai nạn tăng không chỉ do tốc độ tăng mà phần lớn là từ ý thức người tham gia giao thông. Khi chỉ rõ được nguyên nhân thì mới có giải pháp hiệu quả”, ông Chánh nói.

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM cũng nhận định, việc tăng tốc độ với các tuyến đường ngoại thành là phù hợp vì đường thông thoáng. Đối với đường nội thành thì dù có cho phép tăng tốc cũng không chạy được vì đường quá đông. Do vậy, ý thức của người tham gia giao thông đóng vai trò quyết định.

TNGT do vi phạm tốc độ không tăng so với năm 2015

Ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, Thông tư 91 của Bộ GTVT quy định tốc độ đối với các tuyến đường không cắm biển báo hạn chế tốc độ. Khi không có biển hạn chế tốc độ thì đối với đường ngoài khu đô thị có dải phân cách giữa phương tiện được đi với tốc độ tối đa 90 km/h, đối với đường trong đô thị có dải phân cách giữa được đi với tốc độ tối đa 60km/h. Quy định của Thông tư 91 là quy định mang tính chất khung, còn các tình huống giao thông cụ thể phải điều tiết bằng biển báo. Trong tình huống giao thông cụ thể tại một đoạn đường nào đó, có thể do mật độ giao thông lớn, hay xảy ta tai nạn, đơn vị quản lý đường sau khi thống nhất với các đơn vị liên quan thì họ có quyền điều chỉnh tốc độ phù hợp tình hình thực tế, nhưng không phải là cấm tất cả tuyến đường.

Đề cập đến ý kiến cho rằng, TNGT tăng là do từ khi tăng tốc độ thêm 10 km/h, ông Lăng cho rằng, một vụ TNGT xảy ra có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, thống kê nguyên nhân các vụ TNGT trong năm 2015 của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, nguyên nhân vi phạm tốc độ chỉ chiếm dưới 8,4%, năm nay con số này cũng tương đương so với năm 2015.

T.Duy (Ghi)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.