• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao chợ xây 10 năm ở Lào Cai không ai buôn bán?

20/05/2023, 07:00

Chợ trung tâm Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã xây gần 10 năm nhưng không tiểu thương nào vào kinh doanh.

Dự án chợ chưa bàn giao, nhà thầu bỏ chạy

Theo phản ánh của nhiều tiểu thương, Chợ trung tâm Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã được đầu tư xây dựng từ năm 2014, đến nay vẫn để không. Tiểu thương thay vì vào chợ đã tràn ra đường để kinh doanh buôn bán.

Có mặt tại khu chợ Phố Ràng (huyện Bảo Yên), PV Báo Giao thông nhận thấy tại đây có khoảng 128 ki-ốt được xây dựng kiên cố, mái lợp tôn lạnh và 1 khu chợ được được xây dựng để bán các mặt hàng thịt cá, rau… Nhưng hầu hết các ki-ốt ở đây đều được đóng kín, bỏ hoang hoặc khóa cửa để đấy.

Chợ Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai) được đầu tư gần 10 năm nay trở thành bãi trồng rau.

Bà Nguyễn Thị Y. tiểu thương tại ki ốt số 19 dãy nhà D7 cho biết: “Ki ốt của tôi đã đặt cọc 17 triệu đồng từ năm 2014 đến nay vẫn phải ngồi.

Ki ốt được xây với diện tích chỉ rộng khoảng gần 10m2 một ô để kinh doanh đồ hàng mã thật là quá chật chội. Do đó, cả ngày cũng chỉ bán được có vài trăm nghìn cả gốc cả lãi. Ngày mưa thì chả có khách nào tới”.

Chị Nguyễn Thị Quyên đã kinh doanh mặt hàng quần áo ở Chợ trung tâm huyện Bảo Yên gần 30 năm rất bức xúc nói: “Nếu chợ được đầu tư quy củ và khang trang thì chúng tôi sẽ vào nhưng đây lại xây được chưa 10m2/1 ki-ốt thì làm sao đủ được diện tích kinh doanh.

Giờ có mời chúng tôi cũng chả vào đấy để kinh doanh, mặt hàng quần áo bầy bán thế nào được. Dự án chợ xây xong chưa bàn giao nhưng nhà thầu đã bỏ chạy?.

Các ki-ốt xây xong đều bỏ không

Được biết chợ Phố Ràng được phê duyệt đầu tư theo quyết định số 3683/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 21/11/2014.

Tháng 2/2015, huyện Bảo Yên đã khởi công xây dựng Chợ Phố Ràng đạt tiêu chuẩn hạng 2 theo hình thức BOT (Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) do Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Quốc tế Tân Phú Thành (Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Quy mô dự án gồm: Xây dựng lại chợ mới hoàn toàn trên diện tích 6.988 m2, trong đó nhà chợ chính 2 tầng 1.080 m2; các dãy ki-ốt khép kín 1.400 m2; khu nhà bán hàng thực phẩm 600 m2; khu dịch vụ ăn uống, bể cứu hỏa, hệ thống đường giao thông nội bộ, cổng rào, hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh công cộng…

Tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Đến nay, đã gần 10 năm, công trình vẫn dang dở vì nhiều lý do. Số tiền đầu tư đã lên đến trên 32 tỷ đồng, vượt xa so với dự toán ban đầu.

Ki-ốt xây xong trở thành nơi nuôi gà, trồng rau

Đi một vòng chợ, PV dừng lại tại gần khu vực D5 tại ki ốt số 11, 12, 13, 14 thì thấy người dân ở đây dùng để nuôi gà, còn các ki-ốt ở dãy liền kề được người dân trồng mớp, ớt và là nơi tập chung vật liệu đúc chậu cảnh.

Các ki-ốt được xây xong không có người kinh doanh giờ đã trở thành kho để nuôi gà.

Còn một số hộ kinh doanh tràn ra cả hành lang QL 279, gây ra cảnh hỗn loạn mua, bán vào giờ cao điểm trên cả đoạn đường dài hàng trăm mét, gây mất ATGT.

Các ki-ốt xây không hợp lý, giá thành từ 350 - 700 triệu đồng, nên nhiều hộ không mua ki ốt kinh doanh mà dựng lán tạm để bán hàng.

Còn bà Nguyễn Thị Hải, tiểu thương kinh doanh hàng thực phẩm nhiều năm tại chợ bức xúc: “Khu nhà bán hàng thực phẩm xây rối như bàn cờ, không theo thỏa thuận với chúng tôi. Vắng khách, xây không hợp lý, nên chúng tôi dựng khu lán tạm để kinh doanh”.

Nhiều hộ dân dựng mái tạm để kinh doanh.

Ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, cho biết: “Xây dựng chợ Phố Ràng là dự án BOT đầu tiên trên địa bàn huyện, vì thế huyện đã nắm được những bất cập trong quá trình xây dựng.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiến hành quy hoạch lại. Còn về phía người dân lấn chiếm hành lang, lòng đường làm nơi buôn bán gây mất ATGT thì chúng tôi sẽ giao cho Đội Quản lý Trật tự đô thị huyện tiến hành kiểm tra và xử lý”.

Một số hình ảnh do PV Báo Giao thông ghi nhận vào ngày 18/5.

Các ki-ốt không có người kinh doanh.

Không có người kinh doanh người dân dùng làm kho đúc chậu cảnh.

Chiếc khóa cửa đã hoen rỉ do lâu ngày không mở cửa.

Các tiểu thương bày bán hàng lấn chiếm hành lang trên tuyến QL279 gây mất ATGT

Hộ kinh doanh bày bán phản thịt xuống cả lòng đường QL279 gây mất ATGT nhưng không bị lực lượng chức năng nhắc nhở.

Người dân thản nhiên mua bán ngay dưới lòng đường QL279 bất chấp nguy cơ TNGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.