• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Vì sao bị phạt nguội cả trăm triệu chủ xe không hề hay biết?

10/10/2017, 06:07

Nhiều chủ xe hàng ngày đi trên đường phố Sài Gòn vi phạm luật giao thông mà không hề hay biết.

1

TP.HCM ngày càng mở rộng việc áp dụng phạt nguội qua hình ảnh (Trong ảnh: Tổ CSGT thuộc PC67 Công an TP HCM xử lý vi phạm) - Ảnh: Mai Văn Huyên

Nhiều chủ xe hàng ngày đi trên đường phố Sài Gòn vi phạm luật giao thông mà không hề hay biết. Điển hình có trường hợp bị phạt tới 148 triệu đồng với 49 lần vi phạm chủ yếu là chạy quá tốc độ khi lưu thông qua hầm sông Sài Gòn. 

Khi nhận giấy báo vi phạm và phạt nguội của CSGT TP.HCM, nhiều chủ phương tiện bị bất ngờ và choáng váng…

Bị phạt 148 triệu do vi phạm 49 lần

Theo Phòng CSGT ĐB-ĐS (PC67) Công an TP HCM, từ 16/11/2016 - 31/7/2017, đơn vị này đã trích xuất hoàn thiện 33.403 trường hợp vi phạm (trong đó, ô tô 32.922 trường hợp, mô tô 481 trường hợp). PC67 đã giải quyết được 14.411 trường hợp. Tra cứu thông tin tại Cổng thông tin điện tử http://catphcm.bocongan.gov.vn, PV nhận thấy có nhiều trường hợp vi phạm từ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Chẳng hạn như trường hợp xe ô tô BKS 14A-130.23 từ ngày 22/11/2016 - 25/7/2017 vi phạm 23 lần, trong đó có 22 lần vi phạm đỗ xe nơi có biển “cấm đỗ xe” ở đường Hàm Nghi (Q.1), 1 lần chạy quá tốc độ khi qua hầm sông Sài Gòn. Ô tô BKS 50Z-2729 vi phạm 45 lần chạy quá tốc độ khi lưu thông qua hầm vượt sông Sài Gòn. Ô tô BKS 29A - 782.88 vi phạm 8 lần. Cụ thể, từ ngày 12/6 - 18/10/2016, xe này vi phạm tốc độ khi qua hầm sông Sài Gòn. Ô tô BKS 30S-0874 từ ngày 8/3 - 13/9/2017, vi phạm tới 29 lần lỗi đỗ xe nơi có biển “cấm đỗ xe” ở đường Nguyễn Cư Trinh (Q.1). Ô tô BKS 38A-055.20 18 lần vi phạm lỗi đỗ xe nơi cấm đỗ ở đường Hàm Nghi…

Số lần vi phạm nhiều đồng nghĩa với việc số tiền đóng phạt lớn, có khi lên đến hàng trăm triệu đồng. Điển hình như trường hợp của V.N.T (ngụ quận Thủ Đức) bị phạt tới 148 triệu đồng với 49 lần vi phạm chủ yếu là chạy quá tốc độ khi lưu thông qua hầm sông Sài Gòn. Theo anh T., dù vi phạm nhiều như thế nhưng anh chỉ duy nhất 1 lần nhận giấy báo đóng phạt của PC67. Anh T. cho rằng, lẽ ra Công an phải gửi giấy báo nộp phạt ngay sau khi phương tiện vi phạm lần 1, lần 2 chứ không phải đợi nhiều tháng như thế.

“Làm vậy chẳng khác nào họ cài bẫy mình, cứ để tài xế, chủ phương tiện vi phạm thật nhiều rồi phạt một thể cho “sướng”. Giá trị xe của tôi chỉ dưới 300 triệu đồng mà đóng phạt tới 148 triệu đồng nên chắc tôi phải bán xe chứ tiền đâu nộp phạt…”, anh T. nói. Trường hợp của ông N.V.N (ngụ Q.10) nhận báo phạt (cũng duy nhất 1 lần) cho 12 lần vi phạm tốc độ khi qua hầm sông Sài Gòn với số tiền phạt gần 25 triệu đồng. Ông N cho biết, xe ông đứng tên nhưng có tới 3 người thường xuyên sử dụng. Ông cũng không biết mình hay các con phạm luật bởi giấy báo nộp phạt gửi quá chậm nên đã nhiều lần vô tình bị phạt nguội vì không được cảnh báo, nhắc nhở…

Có trường hợp, Công an gửi giấy báo phạt nguội nhưng chủ phương tiện không thừa nhận lỗi. Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông N.V.Q., (ngụ P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân) cho hay, ngày 18/9, ông nhận được giấy báo vi phạm tốc độ (72/60km/h) khi lưu thông qua hầm sông Sài Gòn ngày 2/8, lúc đó là 22h54. Tuy nhiên, khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị GSHT (đạt quy chuẩn của Bộ GTVT) chỉ 53km/h. Ông đến bộ phận xử lý vi phạm thuộc PC67 ở đường Nguyễn Khắc Nhu, Q.1 theo giấy hẹn. Tại đây, ông Q. đã đưa ra bằng chứng dữ liệu trích xuất từ thiết bị GSHT cả trước, trong và sau thời điểm bị cho là vi phạm tốc độ. Theo đó, tốc độ xe của ông chỉ từ 53km/h trở xuống nên ông không thừa nhận lỗi. “Bộ phận xử lý đề nghị tôi đóng phạt xong rồi khiếu nại nhưng tôi không đóng vì mình không có lỗi. Cuối cùng, họ bảo tôi về và nói chắc do nhầm lẫn. Tôi đề nghị họ trả biên bản, xóa lỗi để không gặp trở ngại khi đăng kiểm thì họ nói không sao, phải thông báo 2 - 3 lần mới gửi danh sách sang đăng kiểm”, ông Q. nói.

Theo một lãnh đạo Đội Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông thuộc PC67, trong những năm qua, PC 67 Công an TP Hồ Chí Minh là đơn vị đi đầu trong cả nước áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính qua hình ảnh trong công tác đảm bảo ATGT. Đến nay, phần lớn người dân khi nhận được thông báo vi phạm của CSGT đều tự nguyện chấp hành. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp trở ngại trong xử lý vi phạm hành chính qua hình ảnh.

2

Cán bộ Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn theo dõi các phương tiện vi phạm qua hệ thống camera

Thông báo vi phạm phải đảm bảo thời hạn

Luật sư Nguyễn Doãn Hải, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Nam Việt luật, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương cho biết, để phạt nguội cần phải đảm bảo 4 yếu tố như không gian vi phạm, tuyến đường, vi phạm ở kilomet nào, phải đúng vị trí. Trong trường hợp xe có camera hành trình đạt tiêu chuẩn, có đăng ký hợp pháp cần đối chiếu, so sánh để đảm bảo chính xác lỗi vi phạm.

Ngoài ra, camera và máy kiểm tra tốc độ của CSGT phải có kiểm định hợp pháp và có tem bảo hành, bố trí theo quy định. Cần phải đảm bảo tính chính xác của camera và tốc độ quay, ghi hình trường hợp vi phạm để có xuất xứ chính xác. CSGT cần tuân thủ đúng thời hiệu xử phạt trong thời hạn luật định. Chẳng hạn quy định xử phạt trong vòng 30 ngày nhưng CSGT kéo dài lên 40 ngày là không đúng.

Theo Luật gia Thu Tâm (TP HCM), với việc phạt nguội, Nghị định 46/2017 yêu cầu chủ xe có nghĩa vụ hợp tác với CSGT để xác định đối tượng đã điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, không thể vì tìm không được người vi phạm mà chủ xe phải chịu phạt.

Khoản 1a, Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) quy định: “Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời”. Theo đó, sẽ rất không ổn nếu CSGT để mấy tháng sau khi vi phạm xảy ra mới xúc tiến việc lập biên bản (và thực hiện các bước xử lý tiếp theo).

Tại TP.HCM, có thể hiểu lỗi chậm trễ ra biên bản, quyết định xử phạt xuất phát từ công an phường/xã của 24 quận, huyện tại TP và các tỉnh, thành vì sau khi trích xuất hình ảnh vi phạm thì PC67 sẽ gửi giấy báo để các nơi này chuyển đến chủ xe. Tới đây, công an cấp tỉnh hoặc nếu cần là Bộ Công an có thể quy định thời hạn gửi, chuyển thông báo cùng trách nhiệm cụ thể của các bộ phận, cá nhân có liên quan để theo đó các thủ tục xử lý kế tiếp không còn lê thê. Từ đó, việc “níu áo” người vi phạm thực sự sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.