• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Văn hóa giao thông

Vi phạm nồng độ cồn, nhân viên đường sắt, lái tàu bị xử phạt thế nào?

Văn hóa giao thông

Vi phạm nồng độ cồn, nhân viên đường sắt, lái tàu bị xử phạt thế nào?

08/05/2019, 09:29

Tất cả nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đều bị nghiêm cấm có nồng độ cồn trong máu, hơi thở...

Cảnh sát giao thông kiểm tra các nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại ga Hà Nội

Cuối tháng 4/2019, Cục CSGT tiến hành kiểm tra công tác an toàn các chức danh nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại ga Hà Nội, phát hiện trưởng tàu khách tàu SE3 có nồng độ cồn 0,206mg/lít khí thở. Sau trường hợp này, dư luận đặt câu hỏi: Những chức danh nhân viên đường sắt nào bị cấm có nồng độ cồn trong khi thực hiện nhiệm vụ và ở mức độ nào sẽ bị xử phạt?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Uông Đình Hùng, Phó trưởng phòng An toàn - Vận tải Cục Đường sắt VN cho biết, tùy theo từng chức danh, trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể sẽ bị xử lý. Cụ thể, Điều 59, Nghị định 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt quy định xử phạt nhân viên điều độ chạy tàu; trưởng tàu; trực ban chạy tàu ga; trưởng dồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm; nhân viên gác hầm, đường ngang, cầu chung; nhân viên kiểm tu theo tàu; nhân viên khách vận; nhân viên khám xe, thợ điện trên tàu vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Theo đó, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng không vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Cũng theo Điều 62 Nghị định 46, với chức danh lái tàu, phụ lái tàu, bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. Ngoài việc bị phạt tiền, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 1 tháng đến 3 tháng.

Cũng theo ông Hùng, Luật Đường sắt 2017 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt là: Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích mà pháp luật cấm sử dụng (Khoản 17, Điều 9).

Điều Điều 35 quy định, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu gồm: trưởng tàu; lái tàu, phụ lái tàu; nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga; trực ban chạy tàu ga; trưởng dồn; nhân viên gác ghi; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; nhân viên gác đường ngang, cầu chung; các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt.

Ông Hùng cho hay, Cục Đường sắt VN cũng đang kiến nghị sửa đổi Nghị định 46, theo hướng tăng nặng hơn với những vi phạm nồng độ cồn của nhân viên đường sắt. Đơn cử tăng mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ nhưng trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, mà không cần phân định mức nồng độ cồn như hiện nay. “Đây là các chức danh liên quan trực tiếp đến an toàn chạy tàu, an toàn cho hành khách, hàng hóa, vì vậy cần nghiêm cấm có nồng độ cồn”, ông Hùng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.