• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Văn phòng Ban ATGT phải là đầu não về thông tin ATGT tại địa phương

09/01/2015, 14:45

Phó chủ tịch UB ATGT QG Khuất Việt Hùng yêu cầu các Văn phòng Ban ATGT phải là đầu não về thông tin ATGT trên địa bàn, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để đẩy mạnh hiệu quả truyền thông.

Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu tại hội nghị
Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu tại hội nghị

Cần kiện toàn Ban ATGT địa phương 

Báo cáo về công tác thực hiện Quyết định 57/2011 và công tác Văn phòng Ban ATGT năm 2014 tại Hội nghị, Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia Nguyễn Trọng Thái cho biết Uỷ ban ATGT Quốc gia đã kiện toàn hoàn chỉnh bộ máy điều hành của cùng Quy chế hoạt động cụ thể; thành lập Website, thành lập Diễn đàn khoa học...

Đến nay, các địa phương đã kiện toàn toàn bộ các Ban ATGT, trong đó, 100% Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban. 56/63 Ban ATGT địa phương đã có quy chế hoạt động, 54 địa phương đã ban hành Quyết định thành lập Văn phòng Ban; các văn phòng Ban đều sử dụng con dấu riêng.

Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có 25 tỉnh, thành phố có số cán bộ, công chức đạt tối thiểu 5 người, tại nhiều địa phương, biên chế hành chính bố trí cán bộ chuyên trách không đáp ứng yêu cầu công việc. Thậm chí như tỉnh Cao Bằng không có cán bộ chuyên trách. 3 tỉnh, thành phố gồm Đà Nẵng, Kon Tum, Quảng Bình đến nay vẫn chỉ có một cán bộ chuyên trách; 10 địa phương mới chỉ có Chánh văn phòng kiêm nhiệm, 2 địa phương chưa bổ nhiệm Chánh văn phòng Ban…

Ông Nguyễn Trọng Thái cũng cho rằng, trong công tác phối hợp, việc thực hiện vai trò tham mưu, cơ quan đầu mối tại nhiều địa phương chưa thực sự hiệu quả, vì vậy chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thành viên của Ban ATGT, đặc biệt là giữa ngành Giao thông, ngành Công an và các cơ quan truyền thông trong các chiến dịch cao điểm.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT nhiều địa phương chưa được thực hiện thường xuyên, chưa thực sự có chiều sâu, chưa phù hợp các đối tượng đặc biệt đối với thanh niên, người dân ở vùng sâu, vùng xa. Đây là hạn chế tồn tại chung của các ngành, các cấp, đoàn thể, nhưng với vai trò tham mưu, tại  nhiều địa phương, Văn phòng Ban chưa đề xuất được các biện pháp cụ thể, hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác này.

Công tác tham mưu chưa đề cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo đảm TTATGT. Vì vậy công tác này tại nhiều địa phương chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Hoặc, có được thực hiện nhưng mang tính hình thức.

Lý giải cho hoạt động chưa hiệu quả của một số ban, ông Thái nhận định, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một lĩnh vực phức tạp, cần sự hiểu biết sâu rộng, tổng hợp của nhiều ngành, cần phối hợp chặt chẽ  giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể xã hội và các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong khi đó đội ngũ cán bộ công chức Văn phòng Ban tại hầu hết các địa phương còn thiếu, chưa đủ năng lực chuyên môn để tham mưu, giúp Thường trực Ban ATGT đề ra các các biện pháp cụ thể cũng như tổ chức kiểm tra giám sát kết quả hoạt động của địa phương về thực hiện các biện pháp tác bảo đảm TTATGT tại địa phương khi đã có chỉ đạo triển khai của UBND Tỉnh, Thành phố.

Việc bảo đảm kinh phí cho công tác bảo đảm TTATGT nói chung cũng như Kinh phí cho hoạt của Văn phòng Ban tại hầu hết các địa trong năm 2013 và đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 gặp rất nhiều khó khăn.

Ban ATGT quận, huyện, thành phố hầu hết không có cán bộ chuyên trách vì không được phê duyệt định biên; đội ngũ này chưa được đào tạo, tập huấn về kiến thức chuyên môn, bộ phận giúp việc cho Ban ATGT cấp huyện không được thống nhất, có nơi do Công an phụ trách, có nơi lại do Phòng Kinh tế Hạ tầng hoặc Phòng Công thương phụ trách. Văn phòng Ban gặp nhiều khó khăn trong công tác phối hợp giữa tỉnh, thành phố với các địa phương trên địa bàn trong công tác bảo đảm TTATGT; việc phối hợp triển khai các nhiệm vụ chưa được bao quát, kịp thời; văn bản tham mưu ban hành nhiều nhưng nhiều khi nội dung chưa phù hợp, chưa sát tình hình thực tế.

Số liệu TNGT do Phòng CSGT – Công an Tỉnh, thành phố báo cáo, cung cấp định kỳ, đột xuất theo quy định tại Thông tư 58 của Bộ Công an, nên mốc thời gian sơ kết, tổng kết chưa thống nhất giữa Công an và Ban ATGT. Việc thống kê, phân tích, lưu trữ dữ liệu chưa đầy đủ. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, theo dõi báo cáo và làm cơ sở phục vụ công tác tham mưu phục vụ các hoạt động bảo đảm TTATGT.

Văn phòng Ban phải là cánh tay nối dài của Trưởng ban ATGT tỉnh…

Theo ông Đào Nguyên Quý, Chánh VP tỉnh Bắc Giang, tại Bắc Giang, Ban ATGT được kiện toàn từ cấp tỉnh đến cấp xã từ năm 1998. Mỗi huyện, thành phố đều có một cán bộ chuyên trách về ATGT làm việc tại UBND huyện, thậm chí có huyện còn bố trí Phó chánh văn phòng huyện làm chuyên trách, với cấp xã, Trưởng công an xã làm thường trực nên công tác phối hợp, đôn đốc được kịp thời. Với cách làm này, công tác đảm bảo trật tự ATGT của  Bắc Giang nhiều năm qua luôn duy trì ổn định. Năm 2014 toàn tỉnh chỉ xảy ra 311 vụ TNGT, làm chết 116 người, bị thương 274 người, giảm 38 người chết (-24,6%) so với cùng kỳ.

Ông Quý cũng báo cáo kinh nghiệm kéo giảm TNGT bằng việc khắc phục điểm đen, phát quang tầm nhìn, lắp thêm gờ giảm tốc, biển báo tại các tuyến giao thông nông thôn. Năm nay,  Ban ATGT tỉnh tiếp tục ký cam với các huyện về kéo giảm thêm 5% số thiệt hại về TNGT trong đó có việc gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu, nếu vi phạm thì cá nhân người đứng đầu cũng như địa phương sẽ không xét các tiêu chí thi đua, khen thưởng.

Ông Quý đề nghị cần có một mô hình chuẩn cho hoạt động các Ban và cán bộ trong văn phòng Ban phải là công chức.

Tại hội nghị, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh An Giang Nguyễn Việt Cường nêu ra một số đề xuất do Ban chủ động tham mưu lãnh đạo tỉnh triển khai nhằm đạt mục tiêu đảm bảo ATGT. Tại An Giang, tỉnh giao  Sở Y tế báo cáo về số người thiệt mạng do TNGT để có số liệu chính xác, kinh phí đảm bảo ATGT do Sở GTVT chủ động xây dựng trình UBNDA tỉnh... Tuy nhiên ông Cường cho rằng điều quan trọng nhất là các kế hoạch triển khai lớn đều phải do Trưởng ban ATGT tỉnh ký và Văn phòng Ban phải là cánh tay nối dài của Trưởng ban. Các Ban ATGT địa phương cần có mô hình thống nhất, biên chế đầy đủ, được công nhận từ Trung ương đến địa phương. Nên quy định Văn phòng Ban là cơ quan thường trực về ATGT, cán bộ văn phòng là công chức nhà nước. Đây cũng là ý kiến của ông Vũ Hoàng Linh, Chánh văn phòng Ban ATGT Thanh Hoá nêu lên tại hội nghị. 

Là một trong 6 địa phương của cả nước có Ban ATGT chuyên trách, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó ban chuyên trách Ban ATGT tỉnh Quảng Ninh đồng tình với việc cần có sự chính danh về Ban ATGT từ Trung ương xuống địa phương. Điều này tạo ra vị thế, sức nặng trong quá trình điều hành việc phối hợp với các đơn vị khác triển khai công việc một cách hiệu quả. Bà Hiền cho biết tỉnh Quảng Ninh là địa bàn phức tạp về ATGT nên Phó ban chuyên trách có thể kịp thời thay Trưởng ban chỉ đạo các đơn vị để triển khai xử lý kịp các công việc “nóng”.

Phó
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng khẳng định vai trò của Ban ATGT tỉnh trong kết quả kéo giảm TNGT năm 2014

Tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng nêu kinh nghiệm: "Kiện toàn Ban ATGT là một trong những sáng kiến khiến công tác đảm bảo ATGT của Quảng Ninh vừa qua đạt hiệu quả tốt. Ban ATGT tỉnh đã tham mưu, xây dựng nhiều quy chế, chính sách về công tác ATGT tại địa phương như xử lý các trường hợp vi phạm về ATGT trên Ql18A, phối hợp truyền thông nâng cao nhận thức người dân để góp phần kéo giảm TNGT tại địa bàn. Năm 2015, Quảng Ninh sẽ xây dựng thương hiệu về công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn tỉnh, du khách sẽ an tâm và an toàn hơn khi đến với Quảng Ninh” ông Tùng nói.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định trong năm 2015, sẽ có cơ chế để Ban ATGT tỉnh thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.

Được biết, tại Quảng Ninh, thời gian qua, Ban ATGT tỉnh đã chủ động nhiều cách làm hiệu quả như đề xuất làm biển tuyên truyền tĩnh tại các trường học, bến xe; dùng hệ thống loa tuyên truyền tại các nút đèn giao thông và luân chuyển thường xuyên trên toàn địa bàn; tổ chức tuyên truyền lưu động trên hệ thống loa của xe buýt…Ngoài ra, Ban đã có sự kết nối rất hiệu quả với Báo Giao thông, các cơ quan truyền thông khác của tỉnh để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động liên quan đến công tác ATGT tại địa bàn.

Báo Giao thông phải có mặt trên bàn làm việc của các Trưởng ban ATGT 

Đề nghị các Văn phòng Ban ATGT địa phương kết nối tốt hơn với báo chí trong công tác truyền thông, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt Luật Giao thông, Tổng biên tập Báo Giao thông Nguyễn Bá Kiên cam kết ngay tại hội nghị sẽ tăng cường thời lượng và đổi mới cách truyền thông về ATGT trên báo giấy và báo điện tử.

Tổng biên tập Báo Giao thông Nguyễn Bá Kiên
Tổng biên tập Báo Giao thông Nguyễn Bá Kiên đề nghị các Ban ATGT địa phương tăng cường kết nối thông tin 

Ông Nguyễn Bá Kiên cho biết với vai trò là tờ báo của Uỷ ban ATGT Quốc gia, của Bộ GTVT, để kịp thời phản ánh những thông tin hoạt động về trật tự ATGT tại các địa phương, hiện Báo Giao thông đã phát triển 5 văn phòng đại diện, đồng thời thành lập thêm Ban Thường trú nhằm kết nối chặt chẽ hơn với các địa phương trong việc thông tin về trật tự ATGT và cầu nối chính là Ban ATGT các tỉnh. Bên cạnh đó, tờ Báo sẽ cùng chung tay với các địa phương kêu gọi các nhà hảo tâm khắc phục hậu quả cho nạn nhân các vụ TNGT trên địa bàn. 

Kết luận Hội nghị, Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết: Năm 2015 Uỷ ban ATGT Quốc gia sẽ đề xuất sửa đổi bổ sung Thông tư 137 về kinh phí xử phạt với hướng ưu tiên cho địa phương, sửa Quyết định 57 quy định về kiện toàn Ban ATGT các cấp, xác định chính danh Văn phòng Ban ATGT các tỉnh.

Ông Hùng yêu cầu Văn phòng Ban ATGT phải là đầu não về thông tin ATGT trên địa bàn. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác để đẩy mạnh hiệu quả truyền thông. Phó Chủ tịch giao Báo Giao thông tổ chức tập huấn về công tác truyền thông cho cán bộ Ban. Ông Hùng đề nghị Báo Giao thông phải có mặt trên bàn làm việc của đồng chí Trưởng ban ATGT các tỉnh, Văn phòng Ban ATGT cần chủ động phối hợp cùng Báo trong công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT.

Nhóm P.V

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.