• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Văn hóa giao thông – trách nhiệm thuộc về ai?

28/12/2016, 15:04

Văn hóa giao thông là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành và mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chinh trị, TNGT bước đầu được kiềm chế và liên tục giảm sau các năm.

“Năm 2011, cả nước có 13 nghìn người chết do TNGT, năm 2012 giảm còn dưới 12 nghìn người, con số này trong năm 2016 khoảng 8.600 người. Mục tiêu năm 2017, chúng ta sẽ kéo giảm số người chết vì TNGT xuống dưới 8.000 người. Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp đồng bộ”, Thứ trưởng Thọ nói.

Liên quan đến văn hóa giao thông, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nói: “Đây là trách nhiệm chung của mọi cấp, mọi ngành và mọi thành phần kinh tế trong xã hội”. Riêng với Bộ GTVT là cơ quan quản lý trực tiếp về lĩnh vực GTVT, có liên quan đến ATGT có trách nhiệm cập nhật, rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đồng thời, trong vấn đề chiến lược quy hoạch của ngành GTVT cũng phải tính toán và cập nhật lại cho phù hợp.

Đề cập đến việc huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay: “Nguồn lực đầu tư đến năm 2020 đối với ngành GTVT là rất khó khăn nên bây giờ chúng tôi cũng phải tính toán lại để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với sự phát triển và phù hợp với nguồn lực. Đồng thời, ngành GTVT sẽ tham mưu, kiến nghị với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông, cái gì xã hội hóa được phải xã hội hóa”.

“Điển hình, Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ để ban hành cơ chế, chính sách xây dựng các bến xe xã hội hóa. Kết quả, sau khi có cơ chế, chính sách, chỉ trong vòng hai năm qua, các tỉnh, thành đã xây dựng được 17 bến xe”, Thứ trưởng Thọ dẫn chứng.

Chia sẻ ý kiến của các đại biểu về những bất cập liên quan đến hệ thống cọc tiêu, biển báo giao thông, Thứ trưởng Thọ khẳng định: “Đây không phải vấn đề bây giờ mới được đề cập tới, bởi thực tế trong hai năm qua, Bộ GTVT đã làm rất nhiều. Cụ thể, ngành GTVT đã tiến hành thay thế gần 2.000 biển báo hiệu, đồng thời, rà soát, cập nhật lại các biển chỉ dẫn, biển báo không rõ ràng hoặc không đúng vị trí”.

Trước đó, tại hội thảo, nhiều ý kiến đại hiểu tập trung thảo luận về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật vềATGT; môi trường giao thông và công tác giáo dục và tuyên truyền pháp luật ATGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.