• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Uống rượu bia lái tàu sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng

09/07/2019, 10:00

Lĩnh vực đường sắt sẽ bổ sung nhiều hành vi, tăng mức xử phạt vi phạm ATGT, bảo vệ hạ tầng trong Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 46.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại ga Hà Nội

Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 46 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Lái tàu, nhân viên đường sắt vi phạm nồng độ cồn phạt đến 40 triệu

Ông Hoàng Thế Tùng, Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho biết, trong lĩnh vực đường sắt, dự thảo lần này chỉ giữ nguyên 5/31 điều. Còn lại, bổ sung 4 điều và sửa đổi bổ sung 26 điều với 83 hành vi, nhóm hành vi được sửa đổi và 84 hành vi, nhóm hành vi bổ sung để phù hợp với Luật Đường sắt năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. “Dự thảo sẽ tăng mức xử phạt đối với 11 hành vi, nhóm hành vi, trong đó 7 hành vi liên quan đến nồng độ cồn”, ông Tùng thông tin.

Dự thảo vẫn đang trong quá trình tiếp thu ý kiến, điều chỉnh. Phần lớn các ý kiến đều góp ý tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm lĩnh vực đường sắt. Tuy nhiên, việc này cần được cân nhắc kĩ và phải phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Ông Uông Đình Hùng,
Phó trưởng phòng Vận tải - An toàn
giao thông Cục Đường sắt VN


Theo ông Tùng, mức xử phạt vi phạm về nồng độ cồn cao nhất của người lái tàu, phụ tàu tương đương với mức xử phạt vi phạm về nồng độ cồn của người điều khiển xe ô tô, có thể lên đến 40 triệu đồng. Đồng thời, dự thảo còn bổ sung nhiều đối tượng, nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga vào nhóm đối tượng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan đến an toàn chạy tàu. Nhóm đối tượng này bị nghiêm cấm trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trong khi làm nhiệm vụ.

Ông Uông Đình Hùng, Phó trưởng phòng Vận tải - ATGT, Cục Đường sắt VN cho biết, việc sửa đổi, bổ sung lần này nhằm điều chỉnh những hành vi phát sinh trong thực tiễn, cũng như tăng mức phạt ở các lĩnh vực: Đào tạo, kinh doanh, an ninh, ATGT, nhân viên đường sắt vi phạm quy trình, quy phạm, phương tiện giao thông, kết cấu hạ tầng…

“Cơ quan soạn thảo điều chỉnh, bổ sung theo hướng tăng hành vi, tăng mức xử phạt để vừa đảm bảo tính răn đe, vừa đảm bảo việc thực hiện pháp luật được nghiêm minh”, ông Hùng nói.

Đặc biệt, liên quan đến các hành vi vi phạm ATGT đường sắt, nhiều mức xử phạt sẽ tăng rất cao. Ví dụ, phần lớn các khoản của Điều 46 “Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm”, được đề xuất tăng mức tiền phạt và bổ sung hành vi vi phạm. Đơn cử Khoản 2, đề xuất phạt tiền 200.000 - 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung. Theo quy định Nghị định 46 hiện hành, mức xử phạt này chỉ 80.000 - 100.000 đồng.

Các cơ quan soạn thảo cũng bổ sung thêm hành vi “Điều khiển xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; vượt qua đường sắt tại các lối đi tự mở” vào Khoản 1 Điều 48, phạt tiền 300.000 - 500.000 đồng. Theo ông Hùng, việc bổ sung quy định này là cần thiết vì lối đi tự mở qua đường sắt chiếm tỉ lệ 73,2% tổng số giao cắt đường sắt. Trong khi đó, số vụ TNGT xảy ra tại lối đi tự mở chiếm khoảng 40%.

Phạt nặng vi phạm kết cấu hạ tầng đường sắt

Hành vi để chướng ngại trên đường sắt, cản trở giao thông đường sắt có thể bị phạt từ 3-5 triệu đồng

Theo ông Hoàng Thế Tùng, dự thảo lần này cũng sửa đổi, mô tả lại 20 hành vi, nhóm hành vi; bổ sung 16 hành vi, nhóm hành vi của 5/5 Điều và bổ sung 2 Điều với 18 hành vi, nhóm hành vi liên quan đến kết cấu hạ tầng đường sắt. Theo đó, dự thảo tập trung mô tả lại hành vi vi phạm quy định về: Bảo vệ công trình đường sắt; xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; thi công công trình đường sắt. Bên cạnh đó bổ sung hành vi vi phạm quy định về hoạt động, xây dựng công trình thiết yếu không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi đất dành cho đường sắt; kết nối các tuyến đường sắt.

Theo ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN, vi phạm, lấn chiếm đất dành cho đường sắt như đất để xây dựng công trình đường sắt, nhất là liên quan đến lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm đối với ATGT đường sắt hiện đang diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân là do chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc. Vì vậy, cần bổ sung các chế tài xử phạt các đối tượng này theo đúng quy định tại các Nghị định số 56/2018/NĐ-CP và Nghị định 65/2018/NĐ - CP của Chính phủ. Đối tượng vi phạm có thể là cá nhân như người dân, hộ dân; tổ chức là cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, công ty bảo trì đường sắt, cơ quan hay tổ chức sử dụng lối đi tự mở.


Ông Uông Đình Hùng cho biết, thực tế thời gian qua, việc quản lý kết cấu hạ tầng, các công trình, hành lang, đất đai liên quan đến đường sắt bộc lộ nhiều tồn tại, cả ở phía doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương. Điều này dẫn đến nhiều hành vi vi phạm ở lĩnh vực này kéo dài, tái vi phạm nhiều lần. “Vì vậy, việc bổ sung các hành vi nhằm tăng chế tài xử phạt, tăng tính răn đe, ngăn ngừa các vi phạm, đồng thời tăng tính chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan”, ông Hùng nói.

Cụ thể, Điều 49 “Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt” được bổ sung một số hành vi để xử phạt như: Làm che lấp tín hiệu giao thông đường sắt; Bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình đường sắt. Các hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với cá nhân, từ 6 - 10 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Đáng lưu ý, dự thảo còn bổ sung các hành vi vi phạm như: Tự mở lối đi, xây dựng, lắp đặt đường dây thông tin trái phép qua hoặc trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Xây dựng các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, cầu, cầu vượt, hầm, cống thủy lợi, hệ thống dẫn, chuyển nước, cột điện lực, đường dây tải điện, đường ống cấp nước, thoát nước, viễn thông và các công trình khác trái phép qua hoặc trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự... Các hành vi này bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 20 - 40 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.