• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ùn tắc giao thông ở TP.HCM thiệt hại tới 6 tỉ USD/năm

29/09/2022, 17:49

Thống kê cho thấy sự thiệt hại về tai nạn giao thông chiếm 2-3% GDP của cả nước, riêng ùn tắc giao thông ở TP.HCM thiệt hại tới 6 tỉ USD/năm.

Ngày 29/9, Ủy ban An toàn Quốc gia phối hợp với quỹ Bloomberg tổ chức buổi hội thảo tập huấn về truyền thông chiến lược An toàn giao thông đường bộ.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan Ban ATGT , Sở GTVT, CSGT ở 3 thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Ùn tắc giao thông thiệt hại 6 tỷ USD/năm ở TP.HCM

Các tuyến đường thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm ở TP.HCM. Ảnh Đỗ Loan

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Văn Minh, Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết hiện nay vấn đề về ATGT đang trở thành mối quan tâm của xã hội. Thống kê cho thấy sự thiệt hại về TNGT chiếm tới 2-3% GDP của cả nước.

Bên cạnh đó vấn đề ùn tắc giao thông cũng tác động gây thiệt hại lớn đến vấn đề kinh tế. Riêng TP.HCM, vấn đề ùn tắc giao thông gây thiệt hại 6 tỉ USD/năm. Vấn đề này có thể dễ dàng đánh giá thông qua các tiêu chí, nghiên cứu và thấy được những thiệt hại mà nền kinh tế đang gánh chịu.

Vấn đề đáng lo nữa theo ông Trần Quang Minh, hiện nay tình trạng container chạy trộn với xe máy, ô tô sẽ vô cùng nguy hiểm. Do đó, việc cần thúc đẩy các phương tiện di chuyển an toàn cao hơn như metro, xe buýt cần sớm triển khai tăng cường để hỗ trợ cho đường bộ.

Nhấn mạnh vấn đề truyền thông, ông Tom Carroll, cố vấn cao cấp tổ chức Vital Strategies, cho biết, để giảm tải tình trạng mất ATGT cần có nhiều chiến dịch truyền thông. Đơn cử như chiến dịch đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng đã mang lại hiệu quả và đã trở thành thói quen của người tham gia giao thông.

Ông Tom Carroll cũng đánh giá cao đề xuất phương án tác động của phụ nữ lên trẻ em và người chồng, người cha trong một gia đình về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông là vô cùng hiệu quả.

“Mọi người không biết thế nào là an toàn thì không đòi hỏi được an toàn. Những người tham gia giao thông có hành vi mất an toàn họ luôn chống cự, tìm cách không thay đổi trong khi hiệu quả chiến dịch răn đe rất ngắn hạn. Do đó vấn đề truyền thông tác động được hành vi của người tham gia giao thông là rất quan trọng”, ông Tom Carroll nói.

Thay đổi tư duy “tôi lái xe rất giỏi không bị tai nạn”

Sau phần báo cáo tham luận, ban tổ chức đã yêu cầu các đơn vị tham dự hội thảo xây dựng chiến lược truyền thông để truyền tải thông điệp, tác động nhận định đến người tham gia giao thông.

Lái xe kiểm soát tốc độ sẽ giảm nguy cơ tử vong do TNGT

Nhóm thảo luận phía TP.HCM cho biết, đô thị ở TP.HCM chủ yếu là đường trong đô thị, thiếu cao tốc và các tuyến đường sắt đô thị. Nhóm đối tượng tham gia giao thông cũng chủ yếu từ 18-35 và nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở TP.HCM chủ yếu là sử dụng rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu. Theo đó, nhóm này đề nghị xây dựng chiến lược truyền thông cho nhóm đối tượng này.

Về đối tượng truyền thông, nhóm cũng trình bày làm thế nào thay đổi ý thức người lái xe, những người vi phạm giao thông, kỹ năng điều khiển phương tiện.

Chiến dịch tuyên truyền tập trung xử phạt vi phạm quy định tốc độ, xử phạt hành chính. Mọi hành vi xử lý trực tiếp hoặc gián tiếp thái độ thông qua chiến dịch, giúp người tham gia giao thông chấp hành quy định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.