• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ùn tắc giao thông gia tăng cận Tết

09/02/2015, 06:56

Bất kể giờ nào, chẳng cần phải cao điểm sáng hay tối, dòng người luôn ùn ùn trên phố.

61
Dòng phương tiện kẹt cứng trên phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội

Hà Nội: Tốc độ xe không bằng... đi bộ

Đã 9h30, nhưng cả đoạn đường Kim Mã - Nguyễn Thái Học vẫn ùn tắc kéo dài. Bác Nguyễn Văn Vận (Đống Đa, Hà Nội) than thở: “Cứ như khắp nơi đổ dồn về con đường này. Mọi năm, phải sau ngày 23 Âm lịch đường mới đông. Thực tế, theo quan sát của PV Báo Giao thông, trên rất nhiều tuyến đường của Hà Nội như: Nguyễn Chí Thanh, Huỳnh Thúc Kháng, Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Xã Đàn, Phạm Ngọc Thạch, Xuân Thuỷ - Cầu Giấy, Phạm Văn Đồng… đều dễ dàng bắt gặp cảnh người - xe chen chúc di chuyển với tốc độ không bằng… đi bộ.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, tính từ năm 2011 đến nay, số điểm ùn tắc đã giảm từ 124 xuống còn 46 điểm, trong đó có 12 điểm mới phát sinh. Thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục rà soát, đưa ra các giải pháp thích hợp để giảm tiếp “điểm đen” ùn tắc, TNGT. Để giảm và xóa các “điểm đen” ùn tắc giao thông, Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ GTVT và các quận, huyện hoàn thành các trục đường hướng tâm, đường vành đai như Hoàng Cầu - Voi Phục, Xuân La - Cầu Giấy, Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở… Sở GTVT cũng sẽ cải tạo nút giao thông Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, mở rộng cầu Trung Tự để giảm thiểu ùn tắc khu vực này.

Liên quan đến ùn tắc bất thường xảy ra thời gian qua tại Hà Nội, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP Hà Nội cho biết, do thời gian này trên địa bàn có nhiều hoạt động, lại là dịp cuối năm nên lưu lượng người tham gia giao thông tăng đột biến. “Để ngăn chặn tình trạng ùn tắc kéo dài, Phòng CSGT Hà Nội đã phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã bố trí lực lượng phòng, chống ùn tắc tại 336 nút giao thông và 14 tuyến quốc lộ ra - vào thành phố. Đồng thời, CSGT Hà Nội cũng tổ chức phân luồng đảm bảo trật tự ATGT tại các khu vực lễ hội, địa điểm vui chơi, chợ hoa Tết”, Đại tá Thắng nói.

Khẳng định một trong những nguyên nhân gây ùn tắc do ý thức người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm Luật GTĐB, Đại tá Đào Vịnh Thắng cho rằng, ngoài việc điều tiết, phân luồng, Phòng CSGT Hà Nội sẽ tăng cường công tác TTKS lưu động, tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến TNGT và ùn tắc giao thông. “CSGT Hà Nội sẽ bố trí các tổ cơ động từ 8 đến 12 người được trang bị công cụ hỗ trợ đầy đủ, tập trung tuần lưu trên đường khi phát hiện các lỗi như: Phương tiện dừng đỗ sai quy định, gây cản trở giao thông, dừng xe để mua hàng, bán hàng… sẽ bị xử lý nghiêm”, Đại tá Thắng nói.

TP HCM: Ùn ứ nhiều tuyến đường

Trên tuyến Xa lộ Hà Nội, đoạn từ trạm thu phí đến cầu vượt Cát Lái, những ngày qua tình trạng ách tắc càng trở nên trầm trọng hơn. Sáng 8/2, có mặt trên tuyến đường này, PV chứng kiến, từ khoảng 7-9h, hàng nghìn ô tô và xe máy chen chúc nhau bò từng mét theo hướng từ Đồng Nai đi TP HCM. Đoạn đường chỉ dài chừng 3 km nhưng phải mất khoảng 15 phút mới thoát ra được. Phải tới 9h, tuyến đường này mới được giải tỏa.

Tương tự, tuyến Trường Chinh (quận Tân Bình), cũng thường xuyên xảy ra tắc đường. Chiều ngày 7/2, PV phải mất gần 1 giờ để di chuyển từ ngã ba Tham Lương tới trung tâm thành phố (khoảng 10 km).

Ông Nguyễn Văn Bảy, một người chạy xe ôm trên tuyến đường này cho biết, ùn tắc ở đường Trường Chinh đang gia tăng, không chỉ vào giờ cao điểm mà giờ nào, dòng phương tiện cũng chen lấn nhau di chuyển rất chậm chạp.

Tại khu vực trung tâm thành phố, tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (các đoạn giao với Nguyễn Du, Huỳnh Thúc Kháng), đường Pasteur (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến Nguyễn Du) cũng thường xuyên xảy ra ùn ứ. Nguyên nhân được xác định là do thành phố đang thực hiện dự án xây dựng đường Nguyễn Huệ và trang trí đường Hàm Nghi để đón Tết Nguyên đán 2015, lưu lượng phương tiện dồn về các tuyến đường kể trên nhiều hơn, dẫn đến quá tải...

Để bảo đảm ATGT, kéo giảm ùn tắc và TNGT, Công an TP HCM đã chỉ đạo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt mở cao điểm, huy động lực lượng tập trung làm nhiệm vụ trên nhiều tuyến đường, đặc biệt tại các địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh... Các đơn vị thuộc Phòng CSGT đã triển khai thực hiện cùng Đội CSGT Công an các quận, huyện thành lập các tổ công tác phối hợp bố trí lực lượng TTKS khép kín, công khai 24/24h. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.