• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tuyên truyền ATGT phải thay đổi từ tư duy đến hành động

20/09/2019, 07:55

Những chia sẻ chân thành, thẳng thắn, dám nói, dám nhận lỗi của tất cả mọi người... là phương thức tuyên truyền ATGT hoàn toàn mới.

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng dùng mũ bảo hiểm lấy từ nhà xe giáo viên để nói chuyện với học sinh từ đó mong muốn các phụ huynh, giáo viên làm gương cho con mình noi theo

Không còn những bài tuyên truyền mang tính sáo rỗng, những hình ảnh máu me rùng rợn hay hô hào khẩu hiệu… thay vào đó là những chia sẻ chân thành, thẳng thắn, dám nói dám nhận lỗi của tất cả mọi người. Đây là phương thức tuyên truyền ATGT hoàn toàn mới của Ủy ban ATGT Quốc gia vừa triển khai và đang nhân rộng trên toàn quốc.

Nhận lỗi để nêu gương

Sáng 18/9, tại Trường THPT Kỳ Anh, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Ban ATGT tỉnh Hà Tĩnh, Ban ATGT TX Kỳ Anh tổ chức “Tọa đàm ATGT giữa chính quyền, nhà trường, học sinh và gia đình”. Tham gia chương trình có Phó bí thư thường trực Đảng ủy Bộ GTVT Phạm Công Bổng, lãnh đạo địa phương cùng gần 2.000 học sinh, giáo viên và phụ huynh Trường THPT Kỳ Anh. Buổi tọa đàm do Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng chủ trì.

Mở đầu tọa đàm, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng nói: “Hôm nay tôi sẽ không nhắc lại những câu chuyện đau thương, những hình ảnh máu me rùng rợn. Tôi cũng không nói về mục đích, ý nghĩa của hoạt động đảm bảo ATGT bởi tôi hiểu các em học sinh, phụ huynh ngồi đây đã hiểu rõ. Hôm nay, tôi muốn chúng ta tập trung lắng nghe, trao đổi và chia sẻ với nhau, tìm ra những cái chưa hoàn hảo để ngày mai khắc phục, làm nó tốt đẹp hơn”.

Ông Hùng cho biết: Theo số liệu từ Bộ Công an, mỗi năm nước ta có khoảng 8.000 người chết vì TNGT. Trong đó, TNGT xảy ra đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên chiếm 40%. TNGT gây thiệt hại trung bình 500 tỷ đồng/ngày (chiếm 2% GDP cả nước, gần bằng tổng thu ngân sách của cả tỉnh Bắc Kạn).

Để các em học sinh, phụ huynh và giáo viên hiểu rõ hơn những mối hiểm họa từ TNGT, ông Hùng đã nhờ lấy một chiếc mũ bảo hiểm từ nhà xe của giáo viên và gọi 50 em học sinh lên kiểm tra kiến thức về mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Một vài em cũng được yêu cầu về nhà xe lấy mũ bảo hiểm với sự giám sát của cán bộ đoàn thanh niên thị xã. 3 trong số 11 chiếc mũ được lấy lên là mũ thời trang, không phải là mũ đạt chuẩn; 1 chiếc là lấy từ xe của bạn. Dù ai cũng nói đúng “định nghĩa” mũ bảo hiểm đạt chuẩn, nhưng chính những giáo viên và học sinh trong trường vẫn sử dụng mũ rởm. Nguyên nhân có người nói vì ngại nặng, nhưng cũng có người chưa biết cách phân biệt thực tế. Chính ông Hùng phải chỉ lại cho các phụ huynh, giáo viên, học sinh cách chọn mũ cho chuẩn.

Tiếp đến, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đặt các câu hỏi nhanh cho các phụ huynh có mặt phía dưới. Nhiều phụ huynh thẳng thắn thừa nhận mình đã từng vừa lái xe chở con vừa nghe điện thoại, từng uống rượu xong vẫn điều khiển xe chở con về nhà... Sau đó, ông Hùng lại hỏi các em học sinh đã “bao giờ các em nói lời xin lỗi bố mẹ khi mắc lỗi?, đã bao giờ các em được bố mẹ nói lời xin lỗi?”. 100% học sinh trong trường từng phải xin lỗi bố mẹ, nhưng chỉ có 7 em từng được bố mẹ xin lỗi.

Ông Hùng nhấn mạnh: “Vì tương lai của con cái, bố mẹ sẵn sàng nhịn ăn, nhịn mặc… để cho con đi học. Thế nhưng đôi khi người lớn cũng ngại không dám nhận lỗi sai do mình gây ra. Nhận lỗi chính là sự nêu gương, nhận lỗi là sự quả cảm tìm ra những cái chưa hoàn hảo để ngày mai tốt đẹp hơn. Muốn con cái chấp hành nghiêm pháp luật ATGT, muốn con cái được an toàn thì trước tiên phụ huynh, thày cô và chính quyền địa phương phải làm gương cho các con, các em. Còn về các em, hãy tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi và sẵn sàng nhắc nhở, phê bình bố mẹ, thầy cô khi người lớn làm chưa đúng”.

Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng kiểm tra kiến thức 1 học sinh trong buổi tọa đàm.
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng tương tác với các em học sinh trong buổi tọa đàm.

Thay đổi tư duy, thay đổi hành động

Phương pháp tuyên truyền này đã được Ủy ban ATGT Quốc gia thực hiện tại một trường THCS ở Hải Dương và đem lại hiệu quả rất cao. Phương pháp được xây dựng trên việc chọn nhóm đối tượng có mối quan hệ ảnh hưởng với nhau, đó là chính quyền - nhà trường - học sinh và gia đình. Tại buổi tọa đàm không còn những bài tuyên truyền mang nặng kiến thức, dài dòng, thông tin một chiều; hay những hình ảnh máu me mang hiệu ứng tức thì. Thay vào đó là những chia sẻ chân thành, tình cảm và thẳng thắn của tất cả mọi người. Đặc biệt là chỉ ra được những cái chưa được của cha mẹ, thày cô và chính quyền để từ đó thay đổi nhận thức, thay đổi hành động… làm gương cho con, trò noi theo. Sắp tới, có thể Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tổ chức ở một trường tiểu học nữa từ đó tổng kết và nhân rộng phương pháp tuyên truyền này.
Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng


Em Dương Mỹ Hạnh, học sinh lớp 11A7 nói: “Thông thường trong các buổi tuyên truyền, các bác thường đứng trên bục để đọc những bài viết; sinh động hơn thì có máy chiếu thêm hình ảnh. Còn nếu như tọa đàm thì mời 1 số bác lãnh đạo và đại diện giáo viên, phụ huynh, học sinh lên ngồi nói chuyện. Ở trên các bác nói, nhưng ở dưới hầu hết học sinh ngồi nói chuyện riêng. Kết thúc buổi tuyên truyền thường không đem lại kết quả cao vì không có sự kết nối, tương tác. Buổi hôm nay thì khác, người tuyên truyền nói chuyện, đặt ra nhiều câu hỏi, đưa vật dụng trực tiếp như mũ bảo hiểm… để lôi cuốn người nghe, kéo tất cả mọi người cùng tọa đàm, cùng suy nghĩ, cùng nhận ra cái sai của mình… nên kiến thức đọng lại ở mỗi người nhiều hơn”.

Anh Nguyễn Tiến Công (44 tuổi, trú ở phường Sông Trí, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh, có con học lớp 11 Trường THPT Kỳ Anh) nói: “Lúc được mời lên dự tọa đàm, tôi cũng nghĩ là lên ngồi cho vui nhưng không ngờ bị hỏi đã từng vừa đi nghe điện thoại vừa chở con đi xe máy, từng uống rượu bia rồi vẫn đi xe chưa? Ban đầu đứng trước các con, các học sinh tôi cũng ngại, cũng muốn giấu nhưng thấy tất cả mọi người cùng thẳng thắn, thành thực nên tôi nhận luôn. “Một vài lần hay đôi khi” của mình đúng là nguy hiểm thật.

Dù buổi tọa đàm đã kết thúc từ lâu nhưng Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lệ Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh vẫn không giấu hết niềm vui. Cô nói: “Đây là buổi tọa đàm thành công nhất từ trước đến nay của cô trò nhà trường, đến mức sau buổi tọa đàm, nhiều phụ huynh vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Buổi tọa đàm thật sự rất linh hoạt, tạo được sự tương tác giữa tất cả những người tham gia, nó khác hoàn toàn những gì nhà trường định xây dựng. Chắc chắn tới đây, nhà trường sẽ đưa mô hình này áp dụng trong các chương trình tuyên truyền ATGT, giáo dục nhận thức, ý thức cho học sinh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.