• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tuyên truyền ATGT đường sắt ở vùng cao phải “thân dân, gần dân”

29/11/2021, 07:48

Đường sắt chủ động “thân dân, gần dân” để tuyên truyền ATGT đến bà con vùng cao Lào Cai, Yên Bái hiệu quả hơn.

Thân dân, kết nghĩa trường học để tuyên truyền ATGT

Tuyến đường sắt phía Tây chạy dài qua nhiều tỉnh từ Hà Nội đến Lào Cai, trong đó khu đoạn đi qua hai tỉnh miền núi Yên Bái, Lào Cai dài tới hơn 160km. Địa hình hiểm trở, một bên là núi cao, một bên là sông sâu, nhiều đoạn đi qua khu vực dân cư thưa thớt nên nguy cơ mất an toàn cao.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Công ty CP Đường sắt Yên Lào cho biết, nhiều hộ dân sống trên núi cao, dọc theo đường sắt nhưng không có đường bộ, không thuận lợi trong đi lại.

Bà con thường xuyên đi dọc theo đường tàu ra các giao cắt đường bộ - đường sắt hoặc tự mở lối đi qua đường sắt để đi ra phía đường bộ. Vì vậy, trước đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn tàu va phải người dân địa phương.

Các đơn vị đường sắt kết nghĩa với các trường học, phát động phong trào "Thiếu nhi bảo vệ đường sắt", "Em yêu đường sắt quê em", "Đoạn đường em chăm", góp phần tuyên truyền ATGT đường sắt đến nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh trên các địa bàn vùng cao Yên Bái, Lào Cai. Ảnh: minh họa

Cũng do người dân thiếu hiểu biết về an toàn giao thông đường sắt nên còn xảy ra tình trạng mất cắp phụ kiện, vật tư, thiết bị đường sắt hoặc trẻ em ném đất đá, chất bẩn lên tàu khách. Tình trạng chăn thả gia súc cạnh đường tàu vẫn diễn ra, điển hình như địa bàn các xã Việt Thành, Báo Đáp huyện Trấn Yên; Các xã Lâm Giang, Lang Khay, Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

“Những năm gần đây, tình trạng vi phạm ATGT đường sắt chuyển biến tốt hơn, nguy cơ đe dọa tai nạn, mất an toàn chạy tàu do người dân sinh sống dọc hai bên đường sắt giảm mạnh. Kết quả này một phần là do công ty và các đơn vị đường sắt đã chủ động, tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông đường sắt đến người dân, đặc biệt theo hình thức gần dân, thân dân...”, đại diện Công ty CP Đường sắt Yên Lào cho hay.

Cụ thể, nhiều năm qua, công ty kết nghĩa với các đến các trường học kết nghĩa, hộ dân sống ven đường sắt như trường THCS Tuy Lộc, THCS xã Việt Thành, THCS xã Lang Thíp, THCS xã An Bình… để tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông đường sắt.

Cùng đó, phát động các phong trào "Thiếu nhi bảo vệ đường sắt", “Em yêu đường sắt quê em”, “Đoạn đường em chăm” nhằm nâng cao ý thức bảo vệ đường sắt, tham gia giao thông an toàn khi qua đường sắt trong thầy cô, học sinh và cả gia đình các em.

Cán bộ, nhân viên các cung đường như công nhân tuần đường, duy tu, gác đường ngang... cũng phải gần dân trên địa bàn làm việc, nói cho bà con hiểu những nguy cơ mất an toàn, nguy cơ tai nạn khi bà con vi phạm quy định an toàn đường sắt, từ đó chấp hành đúng cũng như phòng tránh.

Các đơn vị đường sắt phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức ký cam kết với các hộ dân sinh sống dọc đường sắt về không vi phạm hành lang ATGT đường sắt, không vi phạm các quy định pháp luật về đường sắt.

Phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu lối đi tự mở

Đại diện Công ty CP Đường sắt Yên Lào cho biết, lối đi tự mở qua đường sắt luôn là vị trí tiềm ẩn mất an toàn cao, đe dọa tàu va, đâm người và phương tiện giao thông qua lại đường sắt.

Đoàn viên thanh niên đường sắt tham gia cảnh giới đường ngang, lối đi tự mở nhằm đảm bảo ATGT cho bà con qua lại đường sắt

Hiện trên địa bàn 2 tỉnh này này vẫn tồn tại 455 lối đi tự mở qua đường sắt. Đặc biệt có những lối đi tự mở công cộng có chiều rộng trên 3m như Km169+050 ở xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, Km192+450 ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Km237+065 ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Km272+240 ở xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai…

Trong những năm qua, công ty cũng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện nhiều giải pháp như: Làm đường gom nhằm xóa bỏ dần các lối đi tự mở; Xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ đi song song bên cạnh; Rào thu hẹp các lối đi tự mở nhằm hạn chế ô tô qua lại; Cắm biển báo có tàu hỏa.

Hiện trên tuyến đường sắt qua Yên Bái, Lào Cai đã xây dựng được 7.432m hàng rào ngăn cách đường sắt đường bộ; 1.775m đường gom; Cắm biển Chú ý tàu hỏa tại 335 lối đi tự mở; cắm biển cấm ô tô qua lại tại 13 vị trí; Rào thu hẹp 105 vị trí lối đi công cộng có chiều rộng trên 1,5m; Tổ chức cảnh giới tại 10 vị trí.

Cùng đó làm gồ, gờ giảm tốc tại các lối đi tự mở nguy hiểm; Làm êm thuận mặt đường lối đi tự mở; Tổ chức cảnh giới và hướng dẫn người dân địa phương thực hiện công tác cảnh giới tại các lối đi đặc biệt nguy hiểm...

Đối với các điểm do địa phương cử người cảnh giới, công ty phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn nghiệp vụ cảnh giới cho bà con nhân dân như tại xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, Yên Bái, các xã gần đường sắt thuộc huyện Bảo Thắng, Bảo Yên tỉnh Lào Cai.

Đồng thời, chủ động báo cáo các cấp có thẩm quyền, tạo thuận lợi cho địa phương, bà con đóng góp kinh phí tạo lối đi trên hành lang đường sắt để người dân đi lại, thay vì đi qua lối đi tự mở như trước.

Ông Nguyễn Đức Huệ, Phó giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Lào Cai cho biết, chi nhánh đã cung cấp biểu đồ chạy tàu, kế hoạch giờ tàu cho 9 điểm cảnh giới giao cắt đường bộ - đường sắt do tỉnh Lào Cai tổ chức. Phối hợp với các đơn vị đường sắt trên địa bàn hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp trang thiết bị dụng cụ tín hiệu cho tổ cảnh giới nắm vững trình tự thao tác tại các lối đi tự mở để đảm bảo an toàn.

Về phía tỉnh Lào Cai cũng xây dựng kế hoạch xây dựng rào chắn, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở bằng biện pháp xây dựng các tuyến đường gom, trong đó ưu tiên xây dựng tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 279 (tại bản Liên Hà 3 đến xã Liên Hải 2 huyện Bảo Yên) chiều dài tuyến 6km, tổng mức đầu tư (khái toán) 6,5 tỷ đồng để xóa bỏ 30 lối đi tự mở qua đường sắt.

Tại tỉnh Yên Bái, cũng đã triển khai lập dự án xử lý dứt điểm lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2021-2025, trong đó sẽ xây dựng 39,03km đường gom trên địa bàn tỉnh để xóa lối đi tự mở.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.