• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Từ 30/6/2018, Hà Nội tịch thu xe ba bánh tự chế

05/10/2017, 13:22

Hà Nội nói không với xe ba bánh. Còn gần 1 năm cho các đối tượng sử dụng xe này chuyển đổi việc làm.

11

Xe ba bánh vẫn “ngang nhiên” lưu thông, chở hàng trên nhiều tuyến đường

Tháng 6/2018, thu hồi toàn bộ xe ba bánh tự chế

Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, trên địa bàn hiện có gần 4.400 xe ba, bốn bánh tự chế đang hoạt động. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 780 xe của thương binh, bệnh binh và người khuyết tật. Số còn lại đều là các trường hợp giả xe thương binh. Tuy nhiên, hiện chỉ có 30 xe ba bánh được đăng ký và được cấp phép lưu hành.

Ông Hà Huy Quang, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất TP lộ trình cấm xe ba bánh. Cụ thể, theo lộ trình đến ngày 30/6/2018, sẽ thu hồi toàn bộ xe ba bánh không đủ điều kiện lưu hành. “Đề xuất này nhằm hạn chế, tiến tới cấm sử dụng xe ba bánh vận tải hàng hóa”, ông Quang nói và cho biết, TP sẽ tiến hành theo nhiều bước.

Đại diện Sở LĐ,TB&XH cũng cho biết, sẽ sắp xếp những công việc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe của thương binh. Thời gian đầu sẽ đào tạo, dạy nghề và hỗ trợ mức lương học việc để thương binh học việc xong vẫn có thu nhập. 

Từ ngày 1/8, TP đã tiến hành rà soát và thống kê toàn bộ số lượng xe, người lái xe ba bánh tự chế, đồng thời tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp sử dụng xe ba bánh để kinh doanh vận chuyển hàng hóa; Vận động thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sở hữu, sử dụng xe ba bánh tự chế có kế hoạch chuyển sang sử dụng xe ba bánh dành riêng.

“Từ nay đến ngày 31/12, chúng tôi sẽ báo cáo, đề xuất UBND TP giải quyết những khó khăn về việc làm và đời sống theo nguyện vọng của các thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sử dụng xe ba bánh để kinh doanh vận chuyển hàng hóa. Sau đó, bắt đầu từ tháng 1/2018 - 30/6/2018, triển khai cấp biển số, đăng ký, đăng kiểm cho các xe cơ giới ba bánh do thương binh điều khiển (không được phép chở thêm người và hàng hóa) tham gia giao thông. Đảm bảo mỗi thương binh chỉ sử dụng 1 xe ba bánh, có nguồn gốc nơi sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật của xe cũng như đủ sức khỏe để lái xe. Đến ngày 30/6/2018, sẽ thu hồi toàn bộ xe ba bánh không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định”, ông Quang thông tin.

Hỗ trợ tiền và chuyển đổi nghề

Nếu TP Hà Nội triển khai áp dụng theo đúng lộ trình trên, tới đây, hơn 4.000 người sử dụng xe ba bánh ở Hà Nội sẽ bị xử lý nghiêm và phải dừng hoạt động. Trao đổi với Báo Giao thông, Trung tá Lê Tú, Đội trưởng Đội CSGT số 3 cho biết, lực lượng CSGT cũng gặp rất nhiều trở ngại khi xử lý loại phương tiện này. Ngoài ý thức chấp hành pháp luật của chủ xe và người điều khiển xe chưa cao, các chủ xe còn nghĩ ra đủ các chiêu trò đối phó. Khi đơn vị tiến hành giữ và lập biên bản mới lộ ra rất nhiều trường hợp “lách luật” bằng cách lợi dụng danh nghĩa của một thương binh nhưng đăng ký nhiều xe. Những xe này họ cho một số cá nhân thuê để làm phương tiện vận tải. 

“Để có biện pháp đối phó với cơ quan chức năng, người sử dụng xe ba bánh thường bố trí thêm một thương, bệnh binh đi cùng. Khi bị CSGT kiểm tra, người ngồi cạnh là thương binh sẽ viện lý do sức khỏe yếu, nên nhờ con cháu lái xe giúp”, Trung tá Tú nói. 

Liên quan đến việc hỗ trợ cho các đối tượng là thương binh và hơn 4.000 lái xe, chủ phương tiện ba bánh sau khi cấm hoạt động, trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Sở LĐ,TB&XH cho biết, sau khi TP Hà Nội phê duyệt lộ trình cấm xe ba bánh, sẽ phối hợp cùng với các sở, ngành, doanh nghiệp lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của thương binh. Sau đó, sẽ tổng hợp các nguyện vọng và báo cáo lên UBND TP để có những chính sách, sắp xếp việc làm cho thương binh, những người có công với cách mạng.

Ông Đào Việt Long, Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, hiện Sở GTVT cũng đang xây dựng cơ chế hỗ trợ khi cấm xe ba bánh. Trong đó, có tính đến việc hỗ trợ tiền để thương binh có thể chuyển đổi mua phương tiện khác thay thế xe ba bánh. Còn về số tiền cụ thể là bao nhiêu còn phải chờ làm việc với các sở, ngành liên quan và thành phố để duyệt.

Cùng đó, Sở GTVT cũng phối hợp với Sở LĐ,TB&XH hướng dẫn các cơ sở dạy nghề hỗ trợ đào tạo nghề đối với chủ phương tiện là thương binh, người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định. “Sở GTVT tổ chức gặp mặt thương binh để lắng nghe những khó khăn về việc làm và đời sống theo nguyện vọng của các thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sử dụng xe ba, bốn bánh. Sau đó, chúng tôi sẽ sắp xếp các công việc phù hợp, chia các lớp học nghề và hỗ trợ kinh phí cho thương binh”, ông Long nói.

Ngày 4/10, ghi nhận của PV, ở hàng loạt các tuyến phố như: Lê Văn Lương, Đê La Thành, Giải Phóng, Hoàng Quốc Việt… hình ảnh các xe ba bánh vẫn xuất hiện dày đặc. Chia sẻ về việc tới đây Hà Nội sẽ cấm xe ba bánh, ông Trần Thanh Minh (60 tuổi, ở Kim Mã, thương binh 4/4) nói: “Mỗi tháng tôi được Nhà nước trợ cấp 1,6 triệu đồng, số tiền này không đủ để chi tiêu trong gia đình nên phải đóng xe ba bánh đi làm thêm, mỗi ngày thu nhập cũng khoảng trên dưới 500 nghìn đồng. Giờ cấm xe ba bánh, nếu Nhà nước không có chế độ hỗ trợ hoặc chuyển đổi công việc không phù hợp sẽ rất khó khăn”.

Tương tự, ông Đào Nhân Duẩn (63 tuổi, thương binh 2/4, quê Phú Xuyên, Hà Nội) hiện đang ở trọ để chở hàng thuê chia sẻ, hiện tại ở quê cả nhà đều trông chờ cả vào ông để sinh nhai. Nói về nguyện vọng sau khi cấm xe ba bánh, ông Duẩn cũng mong muốn Nhà nước nên tăng thêm tiền trợ cấp. Còn công việc Nhà nước sắp xếp, chắc cũng ít người làm được vì tuổi cao, sức yếu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.