• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Truyền thông chủ động kéo giảm tai nạn giao thông

16/11/2021, 18:55

Truyền thông chủ động có vai trò quan trọng giúp thay đổi nhận thức, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT).

Ưu tiên số một là quy trình cung cấp thông tin

Hôm nay (16/11), Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức Hội thảo tập huấn nâng cao năng lực quản lý ATGT, công tác truyền thông về ATGT cho Ban ATGT các tỉnh, huyện và các phóng viên báo, đài trong cả nước.

Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác truyền thông đảm bảo ATGT tại Việt Nam, nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông cho rằng, việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông góp phần quan trọng giảm tỷ lệ số vụ và người chết vì TNGT.

Nói về thực trạng truyền thông về ATGT tại Việt Nam, ông Kiên cho biết, thuận lợi trong công tác truyền thông về ATGT là có các cơ quan truyền thông cố định là các cơ quan báo, đài từ Trung ương đến địa phương.

Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng chủ trì Hội thảo

Đây là đội ngũ cơ cấu cứng, đều có chuyên mục truyền thông về đảm bảo ATGT gắn kết chặt chẽ với Ban ATGT các tỉnh, thành phố. Trong đó, Báo Giao thông dành thời lượng lớn truyền thông về ATGT trên báo giấy và có chuyên trang về ATGT trên Báo điện tử.

Cùng với cơ cấu trên là hệ thống các cơ quan báo chí còn lại. Các cơ quan này cũng quan tâm lớn đến truyền thông về ATGT. Tuy nhiên, khác với cơ cấu cứng, các cơ quan báo chí cơ cấu mềm này linh hoạt vào cuộc theo sự vụ và thời sự của vấn đề.

Văn phòng Ban ATGT các tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch truyền thông theo tháng, quý. Trong đó, ngoài việc truyền thông chủ động các thể chế, chính sách mới nên có truyền thông theo từng chương trình, sự kiện, giúp tác động, lam tỏa đến người tham gia giao thông. Đơn cử, sự kiện tưởng niệm nạn nhân TNGT, giải Vô lăng vàng của Ủy ban ATGT Quốc gia hàng năm đã làm tốt công tác truyền thông.

Với thông điệp “sinh mạng con người là trên hết”, các cơ quan báo chí đều vào cuộc đưa tin, bài về ATGT. Đây là lợi thế, nếu coi trọng lợi thế này sẽ phát huy hiệu quả. Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là kết nối, cung cấp thông tin.

Đặt ra hàng loạt câu hỏi như: quy trình cung cấp thông tin của các Văn phòng Ban ATGT và khi cần cung cấp thông tin có đầu mối cung cấp cho báo chí hay không? Tổng biên tập Nguyễn Bá Kiên cho rằng, ưu tiên số 1 là các Văn phòng Ban ATGT phải xây dựng quy trình, trong đó có đầu mối của cơ quan báo chí để cung cấp thông tin.

Tuy nhiên, việc này cũng chỉ là cung cấp thông tin sự vụ, vấn đề quan trọng là truyền thông chủ động. Muốn thay đổi được ý thức người tham gia giao thông, cần xây dựng các chương trình truyền thông chủ động, đặt hàng với các cơ quan báo chí.

Dẫn kinh nghiệm của Báo Giao thông khi tuyên truyền về những tấm gương là nạn nhân TNGT vượt lên hoàn cảnh khó khăn, trở thành tuyên truyền viên về ATGT thường đạt giải cao ở giải Báo chí Quốc gia, Tổng Biên tập Nguyễn Bá Kiên khẳng định, không gì bằng từ hiện thực cuộc sống để truyền thông tạo sức lan tỏa, có sức thuyết phục lớn lao với những người đang sống. Vì vậy, các Ban ATGT cần cung cấp những trường hợp tương tự cho báo chí để tuyên truyền.

Qũy Chung tay vì ATGT của Báo Giao thông đã giúp đỡ nhiều trương hợp có hoàn cảnh khó khăn vì TNGT. Những câu chuyện, những tấm gương đó đã lay động lòng người, từ đó giúp được nhiều nạn nhân khác. Đây là những bài học sinh động có thể tạo ra các tấm gương về truyền thông hiệu quả.

"Để đạt được hiệu quả, các Văn phòng ban cũng cần soi lại hiện nay đang cung cấp những loại thông tin gì cho báo chí", Tổng Biên tập Nguyễn Bá Kiên khẳng định.

Cũng theo Tổng Biên tập Nguyễn Bá Kiên, cần truyền thông cảnh báo về các bất cập của công trình, kết cấu hạ tầng giao thông như các điểm đen TNGT mà nếu xảy ra tai nạn sẽ chết nhiều người, đơn cử như tại Đèo Lò Xo. Việc truyền thông tốt sẽ khiến các cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp điều chỉnh. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền những bất cập của hệ thống biển báo, xe quá tải... Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giảm TNGT và giảm những bức xúc của người dân khi tham gia giao thông.

Gợi ý các vấn đề như trong các vụ tai nạn bất thường gây hậu quả nghiêm trọng và trong điều kiện bình thường làm thế nào để tối ưu hóa hiệu quả công tác truyền thông, Tổng Biên tập Nguyễn Bá Kiên cho rằng, truyền thông chủ động là giải pháp quan trọng quyết định việc thành bại trong truyền thông đảm bảo ATGT.

Trong công tác đảm bảo ATGT, truyền thông là ưu tiên số một, mang lại hiệu quả lớn nhất. Dẫn chứng hiệu quả lớn trong xây dựng thể chế khi ban hành Nghị định 100 về xử phạt hành vi uống rượu bia lái xe, Tổng Biên tập Nguyễn Bá Kiên cho rằng, nếu không có công tác truyền thông sẽ khó tạo tính lan tỏa. Việc truyền thông kịp thời các trường hợp vi phạm uống rượu bia bị xử phạt mang tính răn đe rất lớn.

"Ngoài giải pháp truyền thông chủ động, cũng cần chú ý truyền thông xử lý khủng hoảng, nhất là khi xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng. Việc này cũng cần xây dựng quy trình cung cấp, xử lý thông tin một cách minh bạch", Tổng Biên tập Nguyễn Bá Kiên nói.

Nghị định 100 được ban hành là điểm sáng trong xây dựng thể chế đảm bảo ATGT - Ảnh minh họa

Phát huy vai trò của Văn phòng Ban ATGT

Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho hay, đây là lần đầu tiên tổ chức chương trình tập huấn có quy mô lớn với khoảng 700 người tham gia.

Ông Hùng cho biết, trong những năm qua, việc đảm bảo ATGT liên tục đạt được nhiều kết quả. Hơn 10 năm qua, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục giảm. Trước 2011, mỗi năm có khoảng 12.000 người chết do TNGT, hiện nay con số này giảm xuống còn dưới 7.000 người. Năm 2020 giảm sâu với 6.700 người và 10 tháng đầu năm có hơn 4.000 chết. So với năm 2020 các chỉ tiêu TNGT tiếp tục giảm sâu.

Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong năm 2021 do ảnh hưởng dịch bệnh, lưu lượng người và phương tiện giảm sâu, trong chừng mực nào đó giảm nguy cơ xảy ra TNGT. Đồng thời, thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo ATGT gắn với phòng chống Covid-19, lực lượng chức năng làm công tác phòng chống dịch kết hợp với đảm bảo ATGT, xuất hiện mật độ dày hơn khiến người dân có ý thức hơn.

Tuy nhiên, ông Hùng cho hay, trong năm 2021, tại một số địa phương, dù phương tiện và người tham gia giao thông giảm 80 - 90%, nhưng tai nạn giảm không tương xứng; còn để xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, TNGT do vi phạm nồng đô cồn, vi phạm các quy định về trật tự ATGT. Vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tải trọng xe vẫn còn tiếp diễn.

Theo ông Hùng, công tác đảm bảo ATGT đòi hỏi nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là vai trò của Văn phòng Ban ATGT các tỉnh, huyện.

Cho biết, năm 2021 và hết năm 2022 công tác đảm bảo ATGT luôn gắn với phòng chống dịch Covid-19, ông Hùng khẳng định, cần chuẩn bị tinh thần, kỹ năng để tiếp tục đảm bảo ATGT gắn với quá trình thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, quan trọng nhất là nâng cao năng lực, hiệu lực về công tác đảm bảo ATGT cho lực lượng làm trực tiếp là các Ban ATGT, Văn phòng Ban ATGT các cấp. Việc hiểu đúng và áp dụng đúng kiến thức tiếp cận theo hệ thống trong xây dựng và thực hiện các giải pháp đảm bảo ATGT như các vấn đề y tế, rủi ro, khái niệm tầm nhìn không thương vong. Bên cạnh đó, cần cập nhật, truyền thông hiệu quả về ATGT, cách thức sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, thông điệp khi truyền thông về ATGT.

"Hội thảo cũng tập trung tăng cường năng lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ truyền thông qua cung cấp thông tin chính thống về ATGT và tăng cường chất lượng tin bài về ATGT. Chia sẻ bài học kinh nghiệm về công tác tuyền thông về ATGT trên thế giới. Đồng thời, cập nhật các chính sách mới trong đảm bảo ATGT và chia sẻ kinh nghiệm thực tế về đảm bảo ATGT", ông Hùng cho hay.

Việc xây dựng thể chế làm thay đổi nhận thức người dân có vai trò quan trọng. Thể chế đi trước giúp giảm sâu số vụ và số người chết vì TNGT trong những năm qua. Tuy nhiên, xây dựng thể chế mà không có truyền thông sẽ không hiệu quả, không đi vào cuộc sống.

Truyền thông chủ động giúp ngăn chặn các vụ tai nạn có thể xảy ra. Văn phòng các Ban ATGT sẽ nắm rất rõ các điểm đen thường xuyên xảy ra TNGT và kịp thời phát hiện những công trình kết cấu hạ tầng tiềm ẩn TNGT. Nếu Văn phòng Ban được cấp kinh phí để giải quyết các điểm đen TNGT sẽ góp phần quan trọng trong kéo giảm TNGT kịp thời trên địa bàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.