• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Truy tận gốc nguyên nhân cân xe chưa chuẩn

21/04/2014, 06:16

98% các lỗi về cân kiểm tra tải trọng xe lưu động tại các địa phương thời gian qua chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như mặt bằng đặt cân chưa đúng quy định ...

Tập huấn sử dụng và bảo trì cân tại Đà Lạt
Tập huấn sử dụng và bảo trì cân tại Đà Lạt


Tuân thủ quy chuẩn vận hành, sai số cân sẽ thấp


Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. Đặng Hữu Đạt - Giám đốc CTCP Tự động hóa và Cơ khí điện tử Hanel đồng thời cũng là kĩ sư trưởng thiết kế và sản xuất các bộ cân kiểm tra tải trọng xe lưu động của doanh nghiệp này cho biết, thực tế thời gian qua có phát sinh một số vấn đề trong việc vận hành hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe lưu động (KTTTXLĐ) không đúng theo tiêu chuẩn và quy định sử dụng.


“Thực tế chỉ có 2% lỗi là do nhà sản xuất (lỗi hỏng bóng đèn led và lỗi camera do điều kiện môi trường khí hậu ẩm thấp). 98% các lỗi còn lại chủ yếu liên quan đến 5 nguyên nhân như: Mặt bằng đặt cân, độ sâu đóng cột tiếp điện, bảo quản thiết bị chưa đúng quy định, đối chiếu cân động với cân tĩnh và người vận hành trạm cân chưa được đào tạo” - TS. Đạt khẳng định. 


Theo thống kê của Hanel, 100% các tỉnh, thành không đáp ứng được tiêu chuẩn về điều kiện mặt bằng tối thiểu để hệ thống cân hoạt động chính xác (mặt bằng tối thiểu là 3,5m x 6m; bằng phẳng, phải được thi công bằng bê tông cốt thép và chịu được tải - PV). Hầu hết các tỉnh thành cũng không đáp ứng yêu cầu đóng cọc của cột tiếp điện sâu xuống đất tối thiểu là 1,2m. 


Liên quan đến việc bảo quản thiết bị, TS. Đạt cho biết, hệ thống cân gồm 7 thiết bị điện tử có độ chính xác cao. Do đó, việc bảo quản cần được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định. “Tình trạng kiệt pin và ắc quy là hệ quả trực tiếp của việc thiết bị để lâu (quá thời gian quy định) mà không xạc lại. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các tỉnh, thành” - TS. Đạt nói.


Đáng nói hơn, theo TS. Đạt, Bộ GTVT đã quy định chủ yếu là dùng hình thức cân động và là cân trục (chứ không phải cân bánh) để xe đi qua bàn cân dễ dàng. Nhưng trong trường hợp lái xe có khiếu kiện về tải trọng, phải dùng hình thức cân tĩnh của trạm cân để kiểm tra đối chiếu. Tuy nhiên, trên thực tế ở các tỉnh thành, gần đây nhất là trạm cân tải trọng xe ở Quảng Bình đã không thực hiện đúng quy trình này.


TS. Đạt nhấn mạnh, người vận hành hệ thống cân phải được đào tạo, tập huấn sử dụng theo đúng các quy trình, quy định kỹ thuật. Thực tế, nhà sản xuất Hanel đã phối hợp cùng Tổng cục Đường bộ VN tổ chức 3 đợt tập huấn trước khi bàn giao hệ thống cân cho các tỉnh, thành. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, người được tập huấn sử dụng hệ thống lại không phải người trực tiếp vận hành hệ thống cân tại địa phương. Điều này dẫn đến việc lúng túng khi xử lý các tình huống. 

Tìm đủ lý do trì hoãn cân xe


Đồng tình với nhận định của Hanel về những lỗi trong quá trình vận hành trạm cân, ông Nguyễn Đức Thắng - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, những lỗi này chỉ mắc tại những địa phương mới triển khai cân. Chỉ sau 1 - 2 tuần, cơ bản các địa phương đều khắc phục được. 


Về vấn đề này, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) Đặng Văn Trung cho biết thêm, trong 63 bộ cân đã chuyển cho các tỉnh thì chỉ có 9 bộ cân có trục trặc nhưng sau đó Hanel đã xử lý sự cố kịp thời. “Tại một số tỉnh miền Nam, hệ thống mạng rất kém. Tuy nhiên, trong trường hợp này, phía Hanel đều có hệ thống hỗ trợ trực tuyến để giải quyết” - ông Trung cho biết. 


Liên quan đến lỗi phần mềm, ông Trung cho rằng, đây là lỗi khó tránh khỏi tuy nhiên lại được khắc phục rất nhanh. Nhiều địa phương đã vin vào lý do phần mềm trục trặc để không tiếp tục cân xe. Đơn cử trường hợp của Hòa Bình, bộ cân lưu động của tỉnh này bị lỗi phần mềm. Ngay khi nhận được thông tin, phía Tổng cục Đường bộ phối hợp Hanel xử lý chỉ trong 1 phút, nhưng lực lượng chức năng lại bỏ về không làm. Thậm chí sau đó, Công an Hòa Bình còn đề nghị Tổng cục Đường bộ VN có văn bản khẳng định cân đúng tuyệt đối mới làm. “Không một thiết bị nào không có sai số, miễn là nằm trong quy định. Làm sao có thể đòi hỏi cân tuyệt đối đúng 100% được” - ông Trung lý giải. 


Về mặt bằng đặt cân, ông Trung cho biết, nếu được đúng tiêu chuẩn là lý tưởng. Nhưng nếu đòi hỏi tuyệt đối 100% như tiêu chuẩn là bất khả thi. “Một số địa phương đã rất nỗ lực tìm những mặt bằng cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, anh em sơ xuất để đá cát độn vào, khiến cân bị cập kênh dẫn đến kết quả cân bị sai lệch. Điển hình là ở Quảng Bình, Hà Nam, nơi có nhiều xe chở vật liệu xây dựng hoạt động” - ông Trung cho biết.


Cũng theo ông Trung, mấu chốt chỉ nằm ở chỗ các địa phương có quyết tâm làm hay không. Nếu quyết tâm làm, người ta sẽ khắc phục khó khăn để làm. 


“Tại Phú Thọ, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo ngày mai phải cân xe, bằng mọi cách phải có đăng ký xe để làm, hôm sau có ngay. Tiền Quỹ Bảo trì xuống, Phú Thọ cũng rót thẳng cho Thanh tra để làm ngay. Trong khi đó, tại nhiều tỉnh, tiền về rồi nhưng phải qua các khâu phê duyệt mà chưa xuống được Thanh tra. Hay như Hà Nội và một số địa phương khác, xe còn chưa đăng ký nhưng lãnh đạo quyết tâm thì anh em vẫn đi làm” - ông Trung ví dụ. 


Trên thực tế, ông Trung nhấn mạnh, xe không phải là cân mà chỉ là phương tiện di chuyển ra vị trí cân. Xe cũng chỉ nằm đấy như phòng làm việc chứ không phải phương tiện tham gia giao thông. Trong khi đó cân thì đã được Tổng cục Đo lường kiểm định rồi. 


Dẫn câu nói “người muốn làm thì tìm biện pháp, người không muốn làm thì tìm lý do” - ông Thắng cho biết, vẫn còn một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa thực sự muốn làm và tìm đủ lý do để không làm. Cũng theo ông Thắng, việc làm hay không, quyết liệt hay không hoàn toàn do ý chí của lãnh đạo các địa phương. 
 

* Thực hiện chủ trương của Bộ GTVT về việc triển khai kiểm soát trọng tải xe, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm ATGT, Công ty TNHH MTV Hanel đã nghiên cứu phát triển thành công hệ thống cân KTTTXLĐ. 


Sản phẩm được thiết kế, chế tạo nội địa hóa theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu của Tổng cục Đường bộ VN. 40% giá trị hệ thống của trạm cân KTTTXLĐ được nhập khẩu từ châu Âu (Nhật Bản, Hungary) và 60% giá trị hệ thống là nội địa hóa (do Hanel thiết kế, sản xuất). 


Do được thiết kế, sản xuất tại Việt Nam nên hệ thống cân KTTTXLĐ của công ty Hanel đạt được ưu thế cạnh tranh về chi phí so với nhập khẩu toàn bộ hệ thống từ nước ngoài. Khả năng làm chủ về công nghệ và phần mềm đã giúp Hanel thiết kế được hệ thống cân KTTTXLĐ đáp ứng đúng các yêu cầu trong đầu bài đặt ra của Tổng cục Đường bộ VN và Bộ GTVT. Khi có các yêu cầu chỉnh sửa thiết kế hệ thống, Hanel có thể chủ động thực hiện miễn phí cho Tổng cục Đường bộ VN.

 

* Đảm bảo tuổi thọ sử dụng của các hệ thống cân KTTTXLĐ được đúng như thiết kế, Công ty TNHH MTV Hanel khuyến nghị:


1. Mỗi tỉnh, thành cần có ít nhất 1 kỹ thuật viên chịu trách nhiệm vận hành hệ thống cân KTTTXLĐ được cấp chứng nhận (của Nhà sản xuất và Tổng cục Đường bộ Việt Nam) đủ trình độ và kỹ năng vận hành thiết bị. 


2. 100% các tỉnh, thành sử dụng hệ thống cân KTTTXLĐ phải ký cam kết đảm bảo cung cấp đủ điều kiện mặt bằng tối thiểu và tuân thủ các quy trình bảo quản, lắp đặt thiết bị đúng quy định, để hệ thống cân hoạt động chính xác.

 

3. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương sử dụng hệ thống cân KTTTXLĐ với các cơ quan quản lý: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT, TTGT và Bộ Công an để đảm bảo việc kiểm soát tải trọng xe bằng hệ thống cân KTTTXLĐ được thực hiện triệt để và hiệu quả. 

 

Thanh Bình

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.