• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Triển khai căn cơ giải pháp kéo giảm TNGT đường sắt

18/12/2015, 07:12

Mục tiêu quan trọng nhất của Cục ĐSVN là nỗ lực tìm giải pháp hữu hiệu để đảm bảo ATGT, giảm TNGT đường sắt.

11

Cán bộ Cục Cảnh sát giao thông tiến hành khảo sát đường ngang có cảnh báo tự động tại Km 48+725 (Hà Nam) - Ảnh: Hữu Phước

ATGT đường sắt “nóng” sau nhiều năm liên tiếp giảm

Theo thống kê của Cục ĐSVN tại Hội nghị sơ kết 5 năm về công tác đảm bảo trật tự ATGT đường sắt diễn ra tại Hà Nội và 7 đầu cầu truyền hình tại các khu vực ngày 9/12 vừa qua, các tiêu chí về trật tự ATGT đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia trong các năm từ 2011 - 2014 đều giảm. Đặc biệt, năm 2014 các tiêu chí về TNGT giảm sâu so với năm 2011. Cụ thể, năm 2014 giảm 176 vụ, giảm 122 người chết do TNGT đường sắt so với năm 2011.

Tại các tuyến đường sắt chuyên dùng do các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý và khai thác, tình hình trật tự ATGT đường sắt trong các năm từ 2011 đến hết tháng 10/2015 cơ bản ổn định và có xu hướng giảm trong 10 tháng năm 2015.

Tuy nhiên, 10 tháng năm 2015, TNGT đường sắt lại đang có dấu hiệu tăng “nóng”. Đặc biệt là 2 tiêu chí về số vụ tai nạn và số người chết đều tăng so với cả năm 2014. Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2015 xảy ra 375 vụ tai nạn, tăng 18 vụ, làm chết 167 người, tăng 18 người.

Nhiều giải pháp căn cơ

Qua phân tích, 5 năm qua công tác bảo đảm ATGT đường sắt còn một số tồn tại. Cụ thể, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đảm bảo trật tự ATGT đường sắt sau khi ban hành và thực hiện vẫn chưa được tổng hợp, sơ kết đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự ATGT đường sắt chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Lực lượng kiểm tra mỏng, thiếu các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác tuần tra kiểm soát. Công tác kiểm tra mới chỉ tập trung vào đường sắt quốc gia, mạng đường sắt chuyên dùng ít được quan tâm. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án đảm bảo ATGT đường sắt còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án.

Vì vậy, để đảm bảo ATGT, kéo giảm TNGT đường sắt ngay trong năm 2016 và giai đoạn 2016 -2020, Cục ĐSVN đề ra nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó, đáng kể là việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự ATGT đường sắt để bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện trong đó trọng tâm là Luật Đường sắt (sửa đổi). Bên cạnh đó, Cục ĐSVN sẽ quyết liệt đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT đường sắt đảm bảo đúng đối tượng, nội dung phù hợp, dễ hiểu và dễ thực hiện; Tiếp tục đẩy mạnh tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tải trọng xếp hàng lên phương tiện giao thông trong khu vực quản lý của các đơn vị đường sắt thành hoạt động thường xuyên của lực lượng thanh, kiểm tra an toàn.

Cục ĐSVN cũng tăng cường tuần tra, kiểm tra điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông đường sắt, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, kiểm tra việc thực hiện quy tắc giao thông tại các đường ngang và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường phối hợp với VNR, các địa phương có đường sắt đi qua chỉ đạo các đơn vị liên quan trong thực hiện các nội dung trong Quy chế phối hợp đã ký giữa Bộ GTVT và UBND các địa phương có đường sắt đi qua về đảm bảo trật tự ATGT đường sắt. Hoàn thành tái lập hành lang ATGT đường sắt theo tiến độ đã quy định; Bố trí người chốt gác, cảnh giới tại các điểm giao cắt không có người gác tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao. Rà soát, xóa bỏ các đường ngang, đường dân sinh trái phép qua đường sắt; Thực hiện kết nối tín hiệu giữa đường bộ với đường sắt tại các vị trí đã thống nhất giữa VNR với các địa phương. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết để kiểm điểm, đánh giá tình hình TTATGT đường sắt để có biện pháp, giải pháp hữu hiệu trong việc kiềm chế, khống chế TNGT đường sắt. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.