• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Trích xuất camera đầu máy để xử lý hành vi ném đất đá lên tàu

17/02/2022, 16:17

Đường sắt yêu cầu các lái tàu lưu giữ hình ảnh camera giám sát hành trình đầu máy, làm căn cứ xử lý hành vi ném đất đá lên tàu.

Tổng công ty Đường sắt VN vừa yêu cầu các lái tàu phải lưu giữ hình ảnh camera giám sát hành trình đầu máy, làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm.

Theo thống kê từ đầu năm 2021 đến nay đã xảy ra 79 vụ ném đất đá lên tàu, thiệt hại 83 cửa kính đầu máy, toa xe. So với cùng kỳ năm trước giảm 34 vụ, tương đương giảm khoảng 30%, giảm 34 cửa kính đầu máy, toa xe, tương đương giảm khoảng 29%.

Đường sắt thực hiện nhiều biện pháp đẩy lùi nạn ném đất đá lên tàu, trong đó yêu cầu lái tàu lưu giữ dữ liệu hình ảnh camera giám sát hành trình của đầu máy để làm căn cứ xử lý vi phạm. Ảnh: minh họa

Một số địa phương vẫn để xảy ra nhiều vụ ném đất đá lên tàu. Điển hình như tại Ninh Thuận xảy ra 13 vụ; Quảng Bình xảy ra 11 vụ; Khánh Hòa xảy ra 10 vụ; Hà Tĩnh xảy ra 7 vụ; Phú Yên xảy ra 6 vụ; Đồng Nai xảy ra 6 vụ.

Tệ nạn ném đất đá lên tàu, nhất là tàu khách, không chỉ làm vỡ cửa kính đầu máy, toa xe, gây thiệt hại tài sản của đường sắt mà còn gây mất an toàn cho hành khách, lái tàu, nhân viên trên tàu.

Vì vậy, Tổng công ty Đường sắt VN đã yêu cầu các đơn vị, người đại diện phần vốn của tổng công ty tại các công ty cổ phần vận tải đường sắt thực hiện ngay các biện pháp để đẩy lùi tệ ném đất, đá lên tàu, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.

Theo đó, các chi nhánh khai thác đường sắt và tiểu ban ANTT, ATGT đường sắt khu vực phải phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, Thanh tra giao thông đường sắt và các cơ quan thông tin, trường học tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Trong đó tập trung tuyên truyền về tác hại của tệ nạn ném đất, đá lên tàu.

Các ga đường sắt khi nhận được điện thoại báo cáo của trưởng tàu về việc xảy ra ném đất đá lên tàu, cần khẩn trương phối hợp với cơ quan công an và chính quyền địa phương để kịp thời xác minh, xử lý các đối tượng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cộng đồng dân cư.

Cùng đó thiết lập “đường dây nóng” để thông tin các vụ việc kịp thời cho chính quyền và công an địa phương; Phối hợp với các cơ quan công an tổ chức điều tra xác minh, xử lý nghiêm một số vụ điển hình nhằm răn đe các đối tượng khác.

Đối với các trưởng tàu, khi xảy ra các vụ việc ném đất, đá lên tàu cần điện thoại báo ngay cho ga gần nhất, sau đó lập biên bản, kịp thời báo cáo về thời gian, địa điểm, diện đối tượng gây ra vụ việc, mức độ thiệt hại... về đơn vị và gửi xuống ga gần nhất để ga phối hợp chính quyền và công an các địa phương xử lý kịp thời.

Đặc biệt, đối với lái tàu, khi có điện báo của trưởng tàu, phải thực hiện thao tác lưu giữ dữ liệu camera hành trình trên đầu máy, sau đó gửi về tổng công ty làm căn cứ để các chi nhánh khai thác đường sắt, các tiểu ban ANTT, ATGT đường sắt khu vực làm việc với cơ quan công an và chính quyền địa phương, có biện pháp xử lý hành vi, đối tượng vi phạm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.