• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Trắng đêm nối cầu, thông đường sau lũ quét

14/08/2017, 07:22

Đợt lũ quét, lũ ống đầu tháng 8 đã gây những thiệt hại nặng nề cho giao thông các tỉnh miền núi Tây Bắc.

4

Cầu bê tông bắc qua cầu Nậm Păm bị lũ cuốn trôi

Với mục tiêu kết nối giao thông là tiền đề để cứu trợ, khôi phục đời sống cho người dân vùng lũ, ngành GTVT đã nỗ lực thi công không ngừng nghỉ để khắc phục giao thông sau lũ.

Thi công không ngừng nghỉ

17h chiều 12/8, cầu cứng Nậm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã chính thức thông xe trở lại trong sự mong chờ của người dân vùng lũ. Bà Lò Thị Xu (xã Nặm Păm, huyện Mường La) cho hay, giờ có cầu rồi, hết cảnh những ngày sau lũ quét, đội cứu trợ phải bắc thang trèo lên đầu cầu, ném hàng cứu trợ như mì tôm, nước sạch trên cầu xuống để người dân đứng dưới đầu cầu bên kia đón.

Ông Trịnh Xuân Hùng, Giám đốc Sở GTVT Sơn La cho biết, cầu Nậm Păm là cây cầu huyết mạch trên QL279D, nối giữa trung tâm huyện và nhiều xã của huyện Mường La. Đêm 2/8 rạng sáng 3/8, cơn lũ quét kinh hoàng đã cuốn trôi hai đường dẫn lên cầu cứng Nậm Păm, làm QL279D bị tắc hoàn toàn, 7 xã bị cô lập; 15km tỉnh lộ 109 từ ngã ba bản Nà Lốc đi xã Ngọc Chiến và 67km các tuyến đường trên địa bàn bị hư hỏng…

“Sáng 3/8, Sở đã báo cáo Tổng cục Đường bộ VN, Bộ GTVT phương án đảm bảo giao thông trước mắt là dùng thanh dầm benlay, kết cấu mố trụ bằng rọ đá nối hai đầu tuyến. Bên cạnh đó, Sở khôi phục ngầm tràn phía thượng lưu để dân tạm đi lại, ngày 7/8 đường ngầm đã thông xe. Còn tỉnh lộ 109, Sở GTVT đã huy động 5 máy xúc san gạt những hòn đá to, tạo con đường cứu hộ dưới lòng suối Nậm Păm, đến ngày 11/8 đã cơ bản thông đường. Ngày 12/8, cầu Nậm Păm đã thông xe, như vậy giao thông vùng lũ Mường La cơ bản đã được kết nối”, ông Hùng cho biết.

Trực tiếp chỉ đạo khắc phục cầu Nậm Păm, đường cứu trợ dưới lòng suối từ những ngày sau lũ, ông Nguyễn Hợp Cường, Phó giám đốc Sở GTVT Sơn La cho biết, từ ngày 4/8, 210 nhân lực, 7 máy xúc, 14 ô tô, 1.000 rọ thép, cùng vật tư, đá, cát các loại đã tập kết về cầu Nậm Păm để thi công.

“Những ngày đầu nước chưa rút, việc vận chuyển vật tư, thiết bị vào thi công rất khó khăn; lại thi công trong điều kiện các đoàn xe, dòng người cứu trợ nườm nượp ra vào. Anh em công nhân chia ca thi công liên tục 24/24h, còn những cán bộ kỹ thuật như các anh: Hải, Tuyến, Thìn, Cẩm, Hướng, Hùng... bám công trường cả ngày lẫn đêm suốt 9 ngày qua trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo từ Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Sở GTVT... và cứ nhìn vào vùng lũ tan hoang, anh em lại động viên nhau cố gắng, nhờ đó cầu Nậm Păm thông xe sớm hơn kế hoạch 3 ngày”, ông Cường chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Công, Bí thư Huyện uỷ Mường La cho biết, ngành GTVT đã rất nỗ lực khôi phục ngầm tràn, tạo đường cứu hộ trong lòng suối, rồi thông xe trở lại cầu Nậm Păm giúp nối lại hoạt động giao thông trên QL279D, làm 5 xã, thị trấn thoát khỏi tình trạng cô lập. Nhờ đó, công tác cứu trợ cho người dân, rồi sau này là khôi phục đời sống sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn sẽ thuận tiện, an toàn.

Dành mọi ưu tiên cho vùng lũ

Ngày 11/8, trực tiếp cùng đoàn công tác kiểm tra việc thi công khôi phục hai mố cầu Nậm Păm, băng qua ngầm tràn rồi đi dọc hơn 10km con đường cứu trợ dưới lòng suối, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đánh giá cao sự phối hợp của ngành giao thông và địa phương trong việc tổ chức lại giao thông phục vụ bà con đi lại. 

Bộ trưởng cho biết, ngay khi bão lũ xảy ra, Bộ đã phân công các thứ trưởng kiểm tra hiện trường, chỉ đạo bám sát diễn biến thực tế để khắc phục với phương châm không để đứt đường, giúp người dân tái khởi động việc ổn định cuộc sống.

“Bộ luôn bám sát, đồng hành, dành sự ưu tiên cho việc khắc phục hậu quả giao thông do mưa lũ, bởi giao thông có được kết nối thì công tác cứu trợ, khắc phục các hậu quả mưa lũ khác mới được nhanh chóng, thuận lợi. Như cầu Nậm Păm đã hoàn thành khôi phục bước 1, bước 2 phải nâng cấp, gia cố để cây cầu có thể chịu đựng những cơn lũ cường độ cao hơn. Riêng cầu treo dân sinh, với những cây cầu đã nằm trong danh mục rót vốn về Sơn La, quan điểm của Bộ GTVT dành ưu tiên trước cho Mường La”, Bộ trưởng nói.

Yên Bái: Nhanh chóng thông đường sau lũ

Ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công dẫn đầu đoàn công tác Bộ GTVT đến Mù Cang Chải (Yên Bái).Ông Đỗ Văn Dự, Giám đốc Sở GTVT Yên Bái cho biết, trận lũ quét khiến nhiều đường huyện, xã trên địa bàn sạt lở, khối lượng khoảng 43.000m3, 2 cầu cứng bị cuốn trôi, 2 ngầm tràn bị hư hỏng; sụt ta luy dương 8.027m3/63 vị trí quốc lộ; sụt taluy dương 28.164m3/220 vị trí tỉnh lộ... Hiện, cơ bản các vị trí sạt lở taluy dương đã khắc phục xong; các điểm taluy âm đang được nỗ lực sửa chữa…

Ghi nhận sự nỗ lực của ngành GTVT Yên Bái trong công tác khắc phục hậu quả giao thông sau lũ, Thứ trưởng Công cho biết, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị, cơ quan trong ngành sát cánh cùng Yên Bái khảo sát, sửa chữa, khắc phục hư hỏng của các công trình giao thông, để sớm đưa hệ thống giao thông trên địa bàn an toàn, thông suốt trở lại.Hữu Tuấn

Điện Biên: 2.000 rọ thép khắc phục sạt lở

Ngày 12/8, đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đã tới Điện Biên. Theo ông Lê Thành Đô, Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, mưa lũ làm hơn 383 nghìn m3 đất đá sạt lở xuống đường, hơn 4,8 nghìn m2 mặt đường hư hỏng, 922m đường sạt ta luy âm, tỉnh lộ 150 Mường Tùng - Chà Cang, tuyến Km45 - Nà Hỳ bị sụt, đứt 20m đường, không thể đi lại, 11 vị trí sạt lở với tổng khối lượng trên 20.000m3 đất đá... Nhờ sự nỗ lực của ngành GTVT, hiện các tuyến giao thông ở Điện Biên cơ bản đã thông đường.

Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp chặt chẽ với địa phương tiếp tục khắc phục hậu quả giao thông, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị chú trọng việc phân luồng, phân tuyến, cắm phao tiêu, báo hiệu, bố trí người canh gác những điểm bị ngập úng, sụt trượt, đứt đường. Thứ trưởng quyết định hỗ trợ ngay cho Điện Biên 2.000 rọ thép khắc phục sạt lở.

Thanh Bình

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.