• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Tràn lan vi phạm hành lang ATGT đường sắt: Lại phạt cho tồn tại?

09/05/2016, 07:28

Vai trò của chính quyền địa phương ở đâu khi các công trình vi phạm rõ ràng nhưng không được xử lý kịp thời?

17
Một phần diện tích của Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão (sau bụi cây) nằm trong hành lang ATGT đường sắt 10 năm nay chưa được xử lý dứt điểm - Ảnh: K.Linh

Thực tế đây là những vi phạm hành lang ATGT đường sắt do yếu tố lịch sử để lại và cả những vi phạm phát sinh mới. Câu hỏi đặt ra là vai trò của chính quyền địa phương ở đâu khi các công trình vi phạm rõ ràng như vậy lại không được xử lý kịp thời?

Trường học lấn hành lang 10 năm không giải tỏa xong

Đó là Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão nằm sát đường sắt qua địa bàn xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hơn 10 năm nay, phần đất vi phạm hành lang ATGT đường sắt vẫn chưa giải tỏa được.

Câu chuyện bắt đầu khoảng những năm 2004, Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão được UBND TP Hà Nội quyết định giao hơn 7.300 m2 đất để sử dụng. Trong đó, hơn 4.900 m2 được phép xây dựng công trình. Phần đất còn lại không được phép xây dựng.

Tuy nhiên, đến năm 2006, lãnh đạo trường này đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xây dựng công trình nhà hiệu bộ trong phần diện tích không được phép. UBND xã Nam Hồng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu trả lại nguyên trạng ban đầu. Nhưng không hiểu sao công trình vẫn tiếp tục được thi công. Phần hàng rào của công trình dài hơn 106m nằm sát chân ta luy đường sắt và sâu vào 15m.

Đến nay, sau 10 năm, phần công trình vi phạm này vẫn án ngữ trong hành lang ATGT đường sắt dù đã nhiều lần phía đơn vị quản lý đường sắt là Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái ra văn bản đề nghị UBND xã Nam Hồng và lãnh đạo Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão di dời, giải tỏa vi phạm.

Ông Phạm Nguyễn Chiến, Phó giám đốc Công ty Quản lý đường sắt Hà Thái cho biết, các mốc giới hành lang ATGT đường sắt đã được xác định theo đúng Luật Đường sắt. Đầu năm nay, công ty đã tiếp tục có văn bản gửi huyện Đông Anh, công an huyện, xã Nam Hồng để phối hợp giải tỏa nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trong khi chưa giải quyết dứt điểm phần đất nằm trong hành lang ATGT đường sắt của Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão, cách điểm này khoảng hơn 100m vừa phát sinh 2 điểm vi phạm mới. 2 công trình hàng rào bằng gạch kiên cố của hai hộ dân đã xây quây đất ruộng sát chân đường sắt. Công trình này đã hoàn thiện và có ai dám chắc những hộ dân khác sẽ không “bắt chước” để xây quây phần đất ruộng của mình?

Chính quyền địa phương nói gì?

Trao đổi với Báo Giao thông qua điện thoại, ông Nguyễn Tiến Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Nam Hồng cho biết, việc phần đất của Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão nằm trong hành lang ATGT đường sắt đã được chính quyền xã lưu tâm. Tuy nhiên, phần đất này được UBND TP Hà Nội cấp nên thẩm quyền không thuộc xã.

“Chúng tôi đã xin ý kiến chỉ đạo cụ thể của huyện để có cách giải quyết thấu tình đạt lý nhất. Với trách nhiệm của địa phương, chúng tôi đã yêu cầu Trường PTTH Dân lập Phạm Ngũ Lão giữ nguyên trạng, không được phép xây dựng hay tu sửa bất cứ hạng mục nào”, ông Hoàng khẳng định, đồng thời thừa nhận có phần trách nhiệm khi chưa kiên quyết xử lý và sẽ sớm có biện pháp yêu cầu giải tỏa về 2 thửa ruộng đã được người dân xây hàng rào kiên cố bao quanh.

Trong khi đó, đối với bãi rác tại thôn Lâm Tiên ( số cuối tuần 19, ra ngày 6/5 đã đề cập), Phó chủ tịch UBND xã Nguyên Khê, Trần Hồng cũng thừa nhận, do không tìm được vị trí nào thích hợp hơn nên buộc phải xây dựng bãi rác tại đây dù biết có một phần diện tích nằm trong hành lang ATGT đường sắt.

“Phần đất này đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch và giao đất cho xây dựng từ năm 2004 - thời điểm trước khi có Luật Đường sắt 2005 - nhưng từ đó đến nay không có vốn xây dựng nên vẫn để không. Nay đã huy động được vốn và sự đóng góp của thôn nên quyết định xây bãi rác”, ông Hồng nói và khẳng định, sau này nếu Nhà nước lấy đất để làm đường sắt sẽ trao trả toàn bộ mà không yêu cầu bất cứ một đồng bồi thường. UBND xã cam kết không để người dân lấn chiếm một mét hành lang đường sắt nào.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.