• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Trả giá vì những phút cả nể, dễ dãi với rượu bia

10/06/2019, 10:05

Đã 11 năm qua, tôi chật vật tìm lại sự sống, học nghề, làm đủ việc để tồn tại... chỉ bởi vì uống rượu bia say vẫn điều khiển phương tiện.

Nguyễn Văn Tạo trong một buổi tuyên truyền ATGT tại các trường học ở Hà Nội​

Muốn “gác chén” vẫn bị ép uống bằng được

Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi mà cuộc sống người dân nhiều năm nay có sự thay đổi rất lớn nhờ khu công nghiệp trong vùng phát triển mạnh, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang chạy sát qua. Nhưng người dân nơi đây vẫn sống theo nếp quê, bất kỳ cuộc hiếu hỉ, vui buồn nào cũng tổ chức linh đình, bắc rạp mời cơm từ hôm trước đến hôm sau, trong những bữa ăn ấy, rượu là thức uống không thể thiếu.

Khi vào bữa ăn, chủ nhà coi việc mời rượu bia nhiều là sự hiếu khách, thể hiện thịnh tình của gia chủ, việc uống đến say mèm là sự nhiệt tình, hoà đồng của khách. “100% nào”, “không say không về”... là điệp khúc được lặp đi lặp lại trong mỗi bữa ăn đó.

Vì tâm lý “uống là để thể hiện tấm lòng”, nên tôi biết, có những người không thích uống rượu, không có khả năng uống rượu, muốn “gác chén nhưng lại bị đám đông ép uống bằng được, thậm chí gần như đổ rượu vào miệng. Việc từ chối rượu trong bữa cơm, mâm cỗ trong những tình huống đó trở nên vô cùng khó khăn, khó xử và thậm chí đã dẫn đến những hậu quả nặng nề. Tôi đã từng chứng kiến, có người bạn mình bị đau dạ dày, đang uống thuốc, nhưng khi từ chối uống lại bị ép với lý do: “Không uống là không nhiệt tình, coi thường người mời rượu”...

Làm hỏng cuộc đời mình vì cả nể

Tôi cũng từng làm hỏng cuộc đời của mình vì cả nể, dễ dãi, vì sức ép tâm lý “uống để thể hiện tấm lòng mình” như thế đó!

Đó là chuyện của 11 năm trước, vào mùa cưới năm 2008. Làng tôi có hai đám cưới. Như mọi đám cưới trong làng, hầu hết đàn ông đều uống say bí tỉ, ép nhau uống hết chén này đến chén khác. Tôi cũng vậy, sau hai bữa cơm rượu ở hai đám cưới, tôi say ngật ngưỡng. Và trong men say, sự hưng phấn và bồng bột của tuổi trẻ, tôi đã trèo lên một chiếc xe tải của một người bạn lái thử. Đến khúc quanh, không làm chủ được tay lái, xe lật nhào và tôi bị kẹt cứng bên trong.

Người dân làng lật xe, cứu tôi ra, đưa tôi đi viện. Nhưng chấn thương nặng ở cột sống khiến tôi bị liệt hoàn toàn đôi chân.

Cái cảm xúc của một thằng con trai ngoài 20 tuổi, là mơ ước của biết bao cô gái thời đó, giờ trở nên tật nguyền, vô dụng, tương lai đen kịt, thật là khủng khiếp. Mọi sinh hoạt cá nhân của tôi cũng phụ thuộc vào người khác. Vì tật nguyền, tôi cũng không thể trở lại công việc có thu nhập khá cao ở một nhà máy sản xuất kính trước đây.

Khi tôi gặp nạn, những người bạn, những người uống rượu cùng tôi, mời tôi uống rượu, ép tôi uống say... đâu có thể ở cạnh, giúp đỡ hay chia sẻ gì với hoạn nạn của tôi. Dù gia cảnh nhà tôi cũng được coi là khá giả thời đó, nhưng ba mẹ tôi cũng phải gom sạch của nả trong nhà, bán đi nhiều thứ để cứu chữa tôi thoát khỏi ải tử thần sau tai nạn. Em trai tôi cũng không học tiếp được lên cao, chỉ vì cả nhà dồn tiền chữa trị cho tôi. Nhưng dù bán đi nhiều thứ, ba mẹ vẫn cố giữ lại căn nhà 2 tầng khang trang nằm sát mặt đường chính dẫn vào làng cho tôi. Tôi ngầm hiểu, ông bà biết tôi tật nguyền, nên cố lo giữ căn nhà ấy để tôi có chỗ sinh nhai, có tý vốn liếng gây dựng cuộc sống.

Thương cha mẹ, suốt 11 năm qua, tôi gượng dậy, chật vật tìm đủ nghề để sinh nhai, từ đánh máy, sửa chữa máy tính, mở quán game, quán chụp ảnh thẻ... và giờ là nuôi bồ câu Pháp để kiếm sống. Giờ tôi đã có cuộc sống ổn định, có một công việc cho thu nhập đủ nuôi sống gia đình, có vợ và một con gái nhỏ mới chào đời. Nhưng đôi chân và sức khoẻ của tôi thì vĩnh viễn không bao giờ trở lại.

Giờ đây, tôi hay tham gia các buổi tuyên truyền ATGT và ngay trong cuộc sống đời thường, mỗi khi đi đám cưới, đám hiếu, hay dự cuộc vui nào có rượu bia, tôi đều tranh thủ nhắc nhở, kể cho mọi người nghe câu chuyện cuộc đời mình, với mong muốn đừng ai cả nể, ép nhau uống rượu bia để rồi phải trả giá đắt như tôi, như nhiều nạn nhân TNGT liên quan đến rượu bia khác.

Nguyễn Văn Tạo (Thôn Nam Ngạn, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang)

“Tôi bị kỷ luật nặng chỉ vì uống vài cốc bia” giành giải Nhất tuần thứ tư

Đại diện Báo Giao thông trao giải cho tác giả Đặng Xuân Định

Trong tuần thứ tư, Diễn đàn khẩn cấp chặn “ma men” lái xe do Báo Giao thông tổ chức tiếp tục nhận được nhiều bài viết của các tác giả trên khắp cả nước gửi về và được đăng tải trên báo giấy, báo điện tử baogiaothong.vn. Báo Giao thông đã lựa chọn, trao giải cho 4 tác phẩm xuất sắc nhất.

Cụ thể, giải Nhất tuần được trao cho tác phẩm: “Tôi bị kỷ luật nặng chỉ vì uống vài cốc bia” của trưởng tàu Đặng Xuân Định. Giải Nhì thuộc về tác phẩm: “Phải phạt cả người tiếp tay “ma men” lái xe” của Chuyên gia giao thông, TS. Khương Kim Tạo. Giải Khuyến khích được trao cho hai tác phẩm: “Rượu bia giá rẻ, dễ mua tiếp tay “ma men” lái xe” của tác giả Trần Ngọc Thanh và “Thức tỉnh “ma men” mê muội bằng “đòn” tâm lý” của tác giả Loan Anh.

Giải Nhất tuần thứ tư là bài viết kể lại tình cảnh “dở khóc, dở cười” của trưởng tàu khách Đặng Xuân Định. Trong bữa cơm nhân chuyến về thăm quê, anh Định vô tình nhấp môi chút bia rồi lại trở về Hà Nội thực hiện nhiệm vụ trên chuyến tàu vào Sài Gòn. Vài ngụm bia tưởng chừng “vô hại” đã khiến anh từ trưởng tàu gương mẫu trở thành người vi phạm khi đoàn công tác của Cục CSGT kiểm tra nồng độ cồn nhân viên đường sắt và phát hiện anh có nồng độ cồn trong người.

Lý do chỉ vì anh bị bệnh gout, lượng bia uống vào ít nhưng thời gian đào thải ra khỏi cơ thể kéo dài. Vì vậy, 5 - 6 tiếng trôi qua, trong khí thở của vị trưởng tàu vẫn còn nồng độ cồn. Hậu quả, anh bị điều chuyển công tác sang chuyến tàu chặng ngắn hơn, thu nhập, uy tín bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nam Khánh

Mỗi tuần trao 4 giải thưởng hấp dẫn

Bạn đọc có thể tham gia diễn đàn dưới nhiều hình thức như gửi bài, ảnh, video, chia sẻ câu chuyện của chính mình hoặc cung cấp ý tưởng, kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ngăn chặn hành vi sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Các tác phẩm đạt chất lượng, được đăng tải trên Báo Giao thông sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của Báo. Nơi nhận tác phẩm tham gia diễn đàn: Trụ sở Báo Giao thông, số 2 đường Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội; Email: thang.nguyen@baogiaothong.vn; Điện thoại đường dây nóng: 0914799709.

Mỗi tuần Ban tổ chức sẽ trao: 1 giải Nhất tuần trị giá 2 triệu đồng + 2 mũ bảo hiểm đạt chuẩn có gắn logo Báo Giao thông; 1 giải Nhì trị giá 1 triệu đồng + 2 mũ bảo hiểm; 2 giải Khuyến khích: mỗi giải 2 mũ bảo hiểm.

Báo Giao thông trân trọng mời bạn đọc gửi bài tham gia Diễn đàn Chặn ma men lái xe

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.