• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

TP.HCM: Tiếp tục điều chỉnh lệch giờ học để giảm kẹt xe

30/10/2017, 09:25

Sau 10 năm thực hiện đề án lệch giờ học đối với các khối trường học, tình trạng kẹt xe trước cổng trường...

5

Đường Nguyễn Thái Học, Q.1 thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm do nơi đây có nhiều trường tiểu học - Ảnh: Đỗ Loan

Kết hợp làm lệch ca, học lệch giờ

Ngày 28/10, Sở GTVT TP.HCM cho biết, đã nhận được văn bản chỉ đạo của ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM về việc khẩn trương rà soát, báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp phi công trình thực hiện chương trình hành động giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT giai đoạn 2016-2020. Theo Sở GTVT, các giải pháp trên bao gồm cả việc hạn chế xe tải lưu thông vào nội thành, tổ chức xe đưa đón học sinh, công nhân, đặc biệt cần làm rõ các khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết, tháo gỡ đối với từng giải pháp. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng đề xuất các phương án khả thi, ưu tiên thực hiện kết hợp với việc bố trí lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục và tại các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, sau 10 năm thực hiện đề án bố trí lệch giờ học đối với các khối trường học,  tình trạng kẹt xe trước cổng trường đã giảm đáng kể, giao thông thông thoáng hơn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thành phố cần kết hợp điều chỉnh giờ làm của cán bộ công chức mới góp phần giảm kẹt xe như hiện nay.

Tại cuộc họp mới đây với các sở, ngành liên quan, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Sở GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh giờ ra - vào của học sinh nếu thấy chưa hợp lý. Riêng đối với khối công nhân viên chức tạm thời vẫn giữ nguyên thời gian làm việc như hiện nay. Tuy nhiên, có thể nghiên cứu bổ sung điều chỉnh lệch giờ học với khối đại học và lệch giờ làm với công nhân khu chế xuất. Đây là những khối chiếm khá đông trên địa bàn TP đi học, đi làm vào giờ cao điểm, khi điều chỉnh giờ sẽ góp phần giảm kẹt xe.

Cũng theo Sở GD&ĐT, liên tục trong thời gian vừa qua, ngành giáo dục đã thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ từ năm học 2006–2007, đến nay tại tất cả 24 quận, huyện, tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường đã được cải thiện rõ rệt. Trong đó, khối mầm non không thay đổi giờ vào, tan học (7h30 và 16h). Các bậc học còn lại, tùy theo cấp học đều được điều chỉnh thêm 15 phút. Cụ thể, bậc THCS trước đây vào học lúc 7h, ra về lúc 17h, từ năm 2007 đến nay điều chỉnh giờ vào học 7h15 và tan học 17h15; bậc THPT trước đây vào học lúc 6h45, ra về lúc 17h15 thì từ năm 2007 đến nay giờ vào học là 7h, ra về lúc 17h30.

Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM nhận định, thực hiện theo đề án, nhiều trường có sân rộng đã cho phụ huynh vào trường đưa đón con em và có mở cổng ra, vào khác nhau giúp giảm ùn tắc trước cổng trường. Nhiều trường trên cùng địa bàn quận còn phối hợp điều chỉnh lệch ca, lệch giờ giữa các khối lớp hoặc giữa các trường lân cận để điều tiết giao thông an toàn, thông thoáng. Các phòng GD&ĐT quận, huyện đều có ký kết liên tịch với công an các quận, huyện phối hợp giữ ANTT trước cổng trường.

Cũng theo bà Thu, sắp tới ngành giáo dục thành phố sẽ tiếp tục duy trì đề án lệch giờ học trên cơ sở điều chỉnh những bất cập hiện có. Đồng thời, chỉ đạo các trường tăng cường chủ động điều chỉnh lệch giờ giữa các khối lớp hoặc giữa các trường, nhất là ở những trường khu vực trung tâm. Ngoài ra, Sở sẽ tiếp tục khuyến khích các trường học sử dụng xe buýt đưa đón học sinh để góp phần giảm áp lực giao thông ở cổng trường.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Cãi, Phó hiệu trưởng trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi cho rằng, nên tiếp tục duy trì đề án lệch ca, lệch giờ vì thực tế đã có hiệu quả. Nhiều nơi cổng trường không còn ùn tắc kéo dài như trước đây mà chỉ ùn tắc trong thời gian từ 5-10 phút giờ cao điểm học sinh tan học.

Có nên điều chỉnh giờ làm?

Liên quan đến đề xuất điều chỉnh giờ làm của cán bộ, công chức, ông Lê Hoài Trung, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM cho rằng, đề án lệch ca, lệch giờ chưa thực sự phù hợp với phần lớn cán bộ, công nhân viên chức hiện nay. Bởi, giờ tan học của khối học sinh tiểu học đều sớm hơn giờ cán bộ tan sở. “Đối tượng chúng ta cần điều chỉnh là phụ huynh học sinh, cán bộ công chức có thời gian đưa đón con em mình một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến công việc chung ở cơ quan. Để giảm ùn tắc giao thông cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, chẳng hạn tăng cường xử phạt mạnh về vi phạm giao thông, giảm buôn bán lấn chiếm lòng lề đường”, ông Trung nói.

Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn cho rằng, nên điều chỉnh giờ làm việc cho phù hợp hơn. Ông Bùi Phan Hà, nhà ở quận 9 thường xuyên đưa đón con đi học chia sẻ: “Tôi ủng hộ đề án lệch ca, lệch giờ này vì mỗi lần đưa đón con đi học khoảng thời gian 7h-7h30 là kẹt xe khủng khiếp, không kịp vào giờ làm 8h. Tôi đề nghị giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 để phù hợp với giờ học của con chứ như hiện nay dù con cái đi học lệch giờ nhưng giờ đi làm của cha mẹ không thay đổi nên bài toán về giảm kẹt xe chưa hiệu quả”.

Thực tế, theo quan sát của PV, vào giờ cao điểm (từ 7h-8h sáng hàng ngày), dòng người đi xe gắn máy đông nghẹt ở các tuyến đường, cửa ngõ vào trung tâm TP như: Xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ (Q.2), Cộng Hòa (Tân Bình), Điện Biên Phủ (Bình Thạnh)... Ai cũng hối hả chen lấn nhau đi vì sợ trễ giờ làm (trước 8h)... Vì thế, nếu áp dụng chuyển giờ làm lên 8h30 tình hình sẽ ổn hơn. Trao đổi với PV, ông Hoàng Phúc Dũng, Phó trưởng Phòng Khai thác hạ tầng Sở GTVT TP.HCM cho biết, Sở ủng hộ với đề án này và đang phối hợp với Sở GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh, phân luồng giao thông trước các cổng trường để giảm ùn tắc.

Trước kia Sở kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép chưa xem xét đến yếu tố ATGT trước cổng trường. Do vậy, trước mắt vào giờ cao điểm, các địa phương cần tập trung lực lượng giải quyết ùn tắc tại các vị trí trên, sau đó cần quản lý chặt chẽ khi cấp giấy phép đối với các trường trên chú ý về diện tích dừng đỗ xe không gây ảnh hưởng đến giao thông trước cổng trường. Ngoài việc thực hiện lệch ca, lệch giờ, cần phải tính toán quy hoạch giao thông về lâu dài, tăng cường xử phạt để người dân chấp hành nghiêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.