• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông An toàn giao thông

TP.HCM: Nhiều đổi mới trong đào tạo sát hạch GPLX, đợi 2 tiếng là có bằng

An toàn giao thông

TP.HCM: Nhiều đổi mới trong đào tạo sát hạch GPLX, đợi 2 tiếng là có bằng

15/11/2022, 13:02

Ứng dụng dịch vụ công mức độ 3 và 4, cấp GPLX sau khi có kết quả thi... là một trong những công nghệ đổi mới đào tạo lái xe ở TP.HCM.

TP.HCM ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cấp đổi GPLX mức độ 3 tiến tới cấp độ 4, cấp GPLX ngay sau khi có kết quả thi đi vào thực tế đã tạo thuận lợi cho người dân , nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.

Học viên được cấp ngay bằng lái sau khi thi xong

Thí sinh được nhận bằng lái sau khi có kết quả thi sát hạch. Ảnh: Đỗ Loan

Cuối năm 2021, TP.HCM lần đầu áp dụng công nghệ cấp giấy phép lái xe ngay sau khi có kết quả thi sát hạch. Đây là việc ứng dụng công nghệ đầu tư trang thiết bị máy móc, máy in… cấp bằng lái cho học viên ngay sau khi có kết quả thi.

Hiện TP chưa triển khai đại trà mà chỉ thí điểm tại Trung tâm sát hạch lái xe Củ Chi. Đối tượng thí điểm là nhóm có giấy phép quá thời hạn sử dụng, chưa cấp phép cho các trường hợp GPLX bị mất, còn thời hạn sử dụng.

Theo thủ tục cấp lại GPLX cho trường hợp quá thời hạn sử dụng, người dân cần thực hiện việc thi sát hạch lại lý thuyết hoặc cả lý thuyết và thực hành. Quy trình cấp này thông thường mất khoảng 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ thi sát hạch.

Từ khi ứng dụng công nghệ này, Sở GTVT tạo điều kiện cho người dân được cấp GPLX nhanh chóng sau khi đạt kết quả sát hạch. Cụ thể, từ tháng 11/2021 đến nay Sở GTVT đã cấp 413 GPLX ngay sau khi có kết quả thi, đối với các trường hợp GPLX quá thời hạn.

Ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết: “Với việc TP.HCM áp dụng phương án cấp GPLX tại chỗ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi. Thay vì chờ 10 ngày mới cầm GPLX trong tay thì nay chỉ cần chờ 2 - 3 tiếng là có ngay. Đây là một trong những hoạt động cải cách thủ tục hành chính của sở và thành phố trong năm 2021”.

Sau thí điểm, Sở GTVT sẽ nhân rộng trên toàn thành phố, tuy nhiên ông An cho rằng, yếu tố kinh phí, nguồn nhân lực quyết định rất lớn đến việc triển khai đại trà việc cấp đổi GPLX tại chỗ. Bởi hiện nay kinh phí đầu tư trang thiết bị tại mỗi cơ sở khá lớn trong khi mỗi giờ chỉ in được khoảng 30 GPLX nên khó đảm bảo hết nhu cầu của người dân với số lượng lớn.

Nói về tiện lợi khi có ngay GPLX, anh Nguyễn Văn Nhật, mới được nhận GPLX cho biết: “Tôi làm nghề lái xe rất cần có bằng lái ngay để đi lại. Theo quy định sau khi thi 10 ngày mới có bằng, phải trực tiếp đến lấy thì giờ đây công nghệ mới chỉ cần chờ đợi 2 tiếng là lấy luôn được bằng lái, rất thuận tiện cho người dân”.

Ứng dụng công nghệ thông tin triển khai dịch vụ công trực tuyến

Từ năm 2016, TP.HCM áp dụng dịch vụ công mức độ 3 cấp trực tuyến cấp GPLX. Đây là dịch vụ công trực tuyến cho phép người đổi GPLX điền và gửi trực tuyến thông tin đăng ký qua các mẫu đến sở GTVT các tỉnh, thành. Sau đó người đổi GPLX đến trực tiếp tại Sở GTVT để thanh toán lệ phí và nhận GPLX.

Thí sinh chuẩn bị dự thi sát hạch lái xe

Theo Sở GTVT, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giấy phép lái xe đã hiện đại hóa trong công tác quản lý, làm nền tảng để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia. Từ năm 2016 đến nay, số GPLX Sở đã cấp là 25.772 hồ sơ từ dịch vụ công mức độ 3.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, ứng dụng công nghệ hiệu quả thì những công nghệ này vẫn còn có một số lỗi mà các cơ sở đào tạo đang gặp phải.

Theo ông Bùi Hòa An, việc cấp đổi bằng lái mức độ 4, hiện nay kết nối chia sẻ dữ liệu đang rất chưa ổn, dữ liệu về sức khỏe chưa chia sẻ được chưa pháp lý hóa trên môi trường mạng. Do đó, việc thay đổi công nghệ, thay đổi về số hóa là điều kiện tiên quyết để phục vụ người dân một cách tốt nhất.

“Tới đây những ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cấp đổi bằng lái mức độ 3 tiến tới cấp độ 4, thi trong ngày, thi mô phỏng, đi vào thực tế một cách suôn sẻ thì phục vụ cho người dân thuận tiện hơn”, ông An nói.

Ngoài dịch vụ cấp đổi GPLX mức độ 3 và 4, tháng 6/2022 thành phố cũng đã ứng dụng công nghệ đào tạo lái xe thông qua hệ thống DAT - thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe tại tất cả các trung tâm đào tạo. Thiết bị này mục đích đảm bảo việc học và đào tạo bằng lái xe ô tô được diễn ra đầy đủ, nghiêm túc và chất lượng, giúp nâng cao tay nghề của người lái xe và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Sở GTVT TP.HCM cho biết, theo quy định kể từ 1/1/2023 việc giấy phép lái xe quá thời hạn từ 3 tháng trở lên, để được cấp lại GPLX học viên sẽ phải thi bổ sung thêm phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.