• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

TP.HCM: Giải cứu ùn tắc khu vực Tân cảng Phú Hữu

14/11/2017, 09:05

Gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên diễn ra trên các tuyến đường Nguyễn Thị Định, Võ Chí Công...

5

Đường Võ Chí Công (đoạn từ nút giao Mỹ Thủy qua cầu Bà Cua) đoàn phương tiện bị chôn chân ngay cả khi không phải giờ cao điểm - Ảnh: Bảo Linh

Gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên diễn ra trên các tuyến đường Nguyễn Thị Định, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh (thuộc địa bàn Q.2, Q.9, TP.HCM) do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp, trong khi lượng hàng hóa thông qua Tân cảng Cát Lái, Tân cảng Phú Hữu liên tục tăng cao.

Hàng qua cảng tăng nóng, ùn tắc càng nghiêm trọng

Sáng 9/11, PV Báo Giao thông trở lại Tân cảng Phú Hữu (thuộc địa bàn Q.9) chứng kiến cảnh ùn ứ, kẹt xe diễn ra rất nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu được cải thiện. Trước đó, PV đã có chuyến thực tế trên tuyến và phải mất gần 2 giờ để thoát từ cảng này ra đường Mai Chí Thọ (Q.2).

"Cục Hàng hải VN, Cục ĐTNĐ VN và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh cần tăng phương thức vận tải bằng ĐTNĐ kết nối với khu vực cảng Phú Hữu để giảm tải cho đường bộ thông qua các luồng sông Sài Gòn, sông Đồng Nai... Cùng với đó, là việc xây dựng các cảng cạn dọc tuyến, nạo vét thông luồng, xử lý các bãi đá ngầm ở khu vực tỉnh Bình Dương, đẩy nhanh tiến độ cầu Bình Lợi để đảm bảo cho sà lan lưu thông tốt”.

Ông Bùi Xuân Cường
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM

Theo quan sát, dọc tuyến đường Nguyễn Thị Định (thuộc P.Cát Lái, Q.2), vẫn là dòng xe chở container, xe tải nặng nối thành hàng dài nhiều km di chuyển chậm chạp ra hướng Đồng Văn Cống. Đặc biệt, trước khu vực các cổng ra - vào Tân cảng Cát Lái (Q.2, thông với Tân cảng Phú Hữu), mỗi khi có phương tiện ra - vào là dòng xe lại bị chặn lại, khói bụi đến ngạt thở…

Từ nút giao Mỹ Thủy đến cầu Bà Cua (thuộc đường Võ Chí Công - con đường dẫn vào đường Nguyễn Duy Trinh để vào cảng Phú Hữu), dòng phương tiện bị kẹt cứng. Cả tuyến đường dài chừng 2km, dòng xe chôn chân để chờ thoát ra đường Nguyễn Thị Định, trong khi tuyến đường này cũng đang bị kẹt khá trầm trọng.

Còn tại đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn dài khoảng 1,5km, chỉ có 2 làn vào Tân cảng Phú Hữu và SP ICT), tuy không bị tắc nghẽn, nhưng các phương tiện lưu thông rất khó khăn. Ngay gần trạm thu phí vào khu cảng này, PV chứng kiến 1 xe container “đội” phải đường dây điện, đứng chềnh ềnh bịt gần hết làn đường vào cảng.

Theo số liệu thống kê của Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, lượng hàng hóa thông qua Tân cảng Phú Hữu trong 10 tháng đạt hơn 843% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, 10 tháng đầu năm nay, có 348.701 TEU hàng đã qua cảng này, trong khi đó, 10 tháng đầu năm 2016 số TEU hàng thông qua chỉ là 41.344 TEU. Riêng trong tháng 10, lượng hàng qua Tân cảng Phú Hữu là 40.053 TEU, so với tháng 10/2016 là 20.898 TEU, đạt 191,66%...

Cách nào chống ùn tắc?

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Ngô Quang Hưng, Phó giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cho biết, theo chỉ đạo của Cục trưởng Cục Hàng hải VN, một tổ công tác gồm các cán bộ của cục, cảng vụ, TCT Tân cảng Sài Gòn, cảng Đồng Nai… đã được thành lập. Tổ đã đến từng DN hiện đang giao nhận hàng xuất nhập khẩu (từ Cái Mép về Cát Lái) và sau đó rút hàng, giao hàng bằng đường bộ về các DN ở KCN Biên Hòa, Trảng Bom tỉnh Đồng Nai và KCN Hiệp Phước - TP.HCM, KCN thuộc tỉnh Long An. Bằng việc vận động, khuyến khích các DN giao, nhận hàng trực tiếp từ Cái Mép, sau đó dùng sà lan vận chuyển về các cảng, bến gần chân hàng và ngược lại để giảm lượng hàng vận chuyển đường bộ qua cảng Cát Lái.

Đến nay, Tổ đã vận động được hơn 10 DN thay đổi phương thức giao nhận hàng từ cảng Cái Mép về Cát Lái, qua đó đã giảm được hàng nghìn container giao, nhận bằng đường bộ qua cảng Cát Lái. Công việc vận động vẫn đang được tiến hành đối với các DN khác chưa thực hiện, nhằm giảm tải cho đường bộ ở khu vực Tân cảng Phú Hữu.

Trước đó, Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Xuân Sang đã làm việc, thống nhất với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn không tăng lượng hàng vào Cát Lái. Bởi, tình trạng hàng dồn quá nhiều vào Cát Lái cũng như Tân cảng Phú Hữu làm cho các cơ sở hạ tầng kết nối sau cảng bị quá tải nghiêm trọng.

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, cùng với việc xây dựng nút giao Mỹ Thủy, thời gian tới, đường Nguyễn Duy Trinh dự kiến sẽ mở rộng lên 30m, thành 6 làn xe cho đoạn gần 1,6km từ nút giao vành đai 2 tới đường vào Tân cảng Phú Hữu. Hiện nay, Sở đang thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi để trình UBND thành phố triển khai. Thực hiện dự án này có thể nghiên cứu đầu tư theo hình thức đối tác công - tư hoặc bố trí nguồn vốn phù hợp. Đối với đường Nguyễn Xiển, trước mắt tập trung nghiên cứu đoạn từ xa lộ Hà Nội đến khu ICD (dự kiến đưa về Long Bình, Q.9). Còn lại những đoạn khác thì chờ kết nối từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây xuống vành đai 3 rồi đi Nhơn Trạch cũng như là đi về nút Trạm 2 xa lộ Hà Nội.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.