• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

TP. Quy Nhơn: Đất đá phụ lề đường gây xói lở, tai nạn rình rập

08/09/2021, 21:37

Đất đá từ việc phụ lề tuyến đường đèo bị xói lở tràn ra đường khiến người dân di chuyển qua khu vực liên tục gặp tai nạn.

Những ngày qua, PV Báo Giao thông liên tục nhận được nhiều cuộc gọi phản ánh của người dân KV2, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) về việc tuyến đường đèo dốc Mộng Cầm, đoạn từ UBND phường Ghềnh Ráng dẫn vào KV2 bị xói lở 2 bên, đất đá đổ tràn ra đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Đất đá ngổn ngang từ việc đắp phụ lề trôi ra chiếm hết phần đường gây nguy cơ tai nạn thường trực

Trực tiếp có mặt tại hiện trường, PV ghi nhận đoạn đường từ UBND phường Ghềnh Ráng lên giao QL1D và dẫn vào KV2 dài chưa đến 10km nhưng xuất hiện hàng chục điểm xói lở. Một khối lượng đất và đá được sử dụng để phụ lề từ 2 bên trôi ra đầy mặt đường, kéo dài hàng chục mét. Đặc biệt, PV nhận thấy ở những điểm này, nhiều khối lượng đá có kích thước lớn nằm lổm chổm trên mặt đường, rất nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Theo người dân địa phương, việc đất đá trôi tuột từ hai bên ra phủ đầy mặt đường là do mới đây, một đơn vị đã sử dụng khối lượng đất đá này để đắp lề hai bên. Do chỉ đổ đất đá mà không sử dụng phụ gia, chất kết dính nên sau những trận mưa, đất đá đều bị cuốn đi, một phần trôi hết xuống vực còn một phần sót lại nằm trên bề mặt đường.

Quan sát của PV, đoạn đường đèo này là "cửa ngõ" dẫn vào TP Quy Nhơn từ phía Nam, hằng ngày, lưu lượng người dân KV2, phường Ghềnh Ráng ra vào trung tâm TP rất lớn. Hơn nữa, đây là đoạn đường có độ dốc lớn, nhiều đoạn cong uốn lượn, che khuất tầm nhìn. Việc đất đá đổ tràn ra mặt đường khiến nhiều người vì né tránh dẫn đến xung đột giao thông, nguy cơ tai nạn thường trực nếu không được khắc phục sớm.

Anh Khang (38 tuổi), một người dân sống tại phường Ghềnh Ráng bức xúc: “Tôi không biết họ làm kiểu gì mà cứ mỗi lần sắp đến mùa mưa là họ lại lấy đất đá đổ hai bên lề. Nói là gia cố nhưng mỗi lần mưa là đất đá đều trôi hết ra ngoài đường và trôi đi khắp nơi, vừa gây nguy hiểm lại vừa rất lãng phí. Đất đá nằm đầy trên mặt đường nhưng dù chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị, vẫn không thấy đơn vị nào đến quét dọn, xử lý khiến nhiều vụ tai nạn đã xảy ra”.

Theo người dân, rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trên đoạn đường này mà nguyên nhân từ việc né tránh các đoạn có đất đá. Mới đầu tháng 9 này, một cháu bé ở KV2 bị ngã gãy tay cũng do tránh đất đá trơn trượt đổ tràn trên mặt đường tại một đoạn cong dẫn vào khu vực, còn việc ngã dẫn đến trầy xước, hư hỏng phương tiện thì ngày nào cũng có.

Do tránh đất đá từ việc phụ lề tuyến đường, nhiều phương tiện phải điều khiển sang phần đường bên trái tuyến. Điều này rất nguy hiểm bởi đây là khu vực đèo dốc khuất tầm nhìn

Nhiều đoạn đất đá trôi ra chiếm hết cả lòng đường nhưng không được đơn vị thi công quét dọn

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Võ Chí Thiện, Chủ tịch UBND phường Ghềnh Ráng thừa nhận phản ánh trên là đúng. Đơn vị đã nhận được kiến nghị của người dân và đã liên hệ với đơn vị thi công là Công ty CP quản lý sửa chữa đường bộ Quy Nhơn thì đơn vị này cho biết là làm theo thiết kế của UBND TP Quy Nhơn.

“Việc lấy đất để gia cố hai bên lề như thế là không đảm bảo, khi mùa mưa xuống rõ ràng sẽ sạt lở, đất đá trôi hết, làm như thế thì làm cũng như không làm, gây nguy hiểm cho người dân, đề nghị xem xét đổi lại việc sử dụng vật liệu cho phù hợp”, ông Thiện nói.

Việc sử dụng đất đá để phụ lề như vậy gây lãng phí rất lớn bởi chỉ cần một trận mưa, đất đá đều bị cuốn trôi đi hết

Ông Hà Phan Long, đội thi công của Công ty CP quản lý sửa chữa đường bộ Quy Nhơn cho biết, công ty là đơn vị thi công phụ lề hai bên tuyến đường. Đơn vị đã sử dụng đất đồi để tiến hành phụ lề, không sử dụng thêm vật liệu kết dính. Do đoạn đường có độ dốc lớn nên khi mưa xuống bắt buộc phải xói lở.

“Đợt này, đơn vị đã nhận phụ lề đoạn đường trên với giá trị 30 triệu đồng. Công ty đã sử dụng khoảng gần 2.000 khối đất để đắp lề hai bên. Đơn vị thực hiện phụ lề dưới sự kiểm tra của Phòng quản lý đô thị TP Quy Nhơn. Việc sử dụng đất đồi mà không phải vật liệu có độ kết dính cũng do đơn vị này quyết định”, ông Long nói.

Để tìm hiểu thêm về quy trình thi công cũng như nghiệm thu và quản lý việc phụ lề tuyến đường trên, sáng 8/9, PV đến UBND TP.Quy Nhơn để liên hệ làm việc với Phòng Quản lý đô thị. Bảo vệ đơn vị này cho biết, do dịch bệnh nên không cho trực tiếp vào UBND TP để liên hệ làm việc, buộc phải gọi điện cho người muốn gặp. Tuy nhiên, PV đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Thái Diễn, Trưởng Phòng Quản lý đô thị UBND TP. Quy Nhơn nhưng người này không bắt máy, không phản hồi lại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.