• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

TP HCM: Vì sao chưa bỏ các chốt đèn tín hiệu ngay dốc cầu?

16/07/2020, 10:00

Tại nhiều vị trí dốc cầu ở TP HCM hiện vẫn được bố trí chốt đèn tín hiệu giao thông gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Đèn tín hiệu giao thông ngay dốc cầu Phạm Văn Chí (quận 6)

Vừa chờ đèn vừa giữ xe thăng bằng

Ngày 3/7, ghi nhận của PV tại cầu Phạm Văn Chí (quận 6) giao với đường Nguyễn Văn Luông bắc qua kênh Lò Gốm, có một cột đèn tín hiệu giao thông đặt ngay dốc chân cầu. Khi đèn tín hiệu vừa chuyển sang màu đỏ, nhiều xe máy phải phanh từ xa. Đặc biệt, đối với những xe máy cũ, “quá đát”, phanh kém, lái xe phải dùng chân rà xuống mặt đường để giữ xe thăng bằng không bị trôi xuống dốc.

Chị Phạm Hải Yến, vừa chờ đèn đỏ, bức xúc: “Chỉ mong đèn xanh bật sớm để không phải ghì phanh. Đến chốt đèn này, nam giới khỏe mạnh cũng phải giữ chắc phanh để bánh xe không trượt đi, phụ nữ chúng tôi chỉ dám chờ từ đằng xa”.

Vị trí nguy hiểm nhất phải kể đến dốc cầu Chánh Hưng, đoạn từ ngã tư Nguyễn Tri Phương và đường Hưng Phú (quận 8). Nơi đây đã trở thành nỗi ám ảnh của người đi đường nhiều năm nay. Khi các phương tiện vừa đến đầu cầu thì bất thình lình phải phanh lại. Vừa chờ đèn đỏ vừa phải giữ xe nếu không muốn xe bị trôi do dốc cầu khá cao.

Anh Phạm Văn Hải, thường xuyên lái xe qua khu vực này cho biết, chạy khắp thành phố không sợ mà đến chốt đèn giao thông này ai nấy đều bức xúc. Chờ đèn ngay dốc cầu, vừa nguy hiểm và nhanh mòn phanh. Đây cũng là khu vực thường xuyên kẹt xe. “Tôi từng chứng kiến nhiều xe chở rác bị trượt xuống dốc cầu do mất phanh rồi đâm vào xe máy đang đi đường. Về đêm, khu vực này thường xuyên xảy ra va chạm. Cơ quan chức năng nên xem xét đóng dải phân cách đường Chánh Hưng, bỏ đèn tín hiệu giao thông ở khu này”, anh Hải nói.

“Tiếp tục theo dõi, cải thiện từ từ”

Trả lời về các chốt đèn tại dốc cầu trên, đại diện Trung tâm Quản lý giao thông đường bộ, Sở GTVT TP HCM cho biết, tại cầu Phạm Văn Chí, năm 2019 Ban QLDA Các công trình giao thông thành phố đã hoàn thành cải tạo độ dốc đầu cầu phía đường Nguyễn Văn Luông. Tuy nhiên, đối với độ dốc phía đường Lò Gốm chưa cải tạo, Trung tâm sẽ tiếp tục theo dõi và vuốt nối đảm bảo êm thuận bằng nguồn vốn duy tu trong quá trình quản lý.

Ngoài vị trí dốc cầu Phạm Văn Chí (quận 6) và dốc cầu Chánh Hưng (quận 8), trên địa bàn TP HCM còn tồn tại một số chốt đèn tín hiệu giao thông ngay dưới chân cầu như: Cầu Lê Văn Sỹ, Nguyễn Tri Phương (quận 3), cầu Trần Khánh Dư (quận 1); cầu Hoàng Hoa Thám (quận 1); cầu Kiệu (quận Phú Nhuận).


Đối với cầu Trần Khánh Dư (quận 1), để đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông không phải chờ đèn dốc cầu, Trung tâm đã lắp đặt dải phân cách tim đường Hoàng Sa và Trường Sa tại khu vực cầu và chuyển chế độ hoạt động đèn từ xanh - vàng - đỏ thành chớp vàng. Theo đó, hiện nay các phương tiện lưu thông qua khu vực này liên tục không phải dừng chờ đèn tín hiệu như trước.

Cũng theo trung tâm, tại cầu Lê Văn Sỹ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, do đó cần có đèn tín hiệu giao thông để điều tiết. Độ dốc cầu hiện nay phù hợp với tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, đèn tín hiệu điều khiển theo chế độ 2 pha để giảm thời gian chờ trên cầu. Cụ thể, pha 1: đường Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo: 50 giây xanh; pha 2: đường Hoàng Sa, Trường Sa: 25 giây xanh.

Riêng khu vực đường Phạm Hùng và cầu Chánh Hưng thường xuyên ùn tắc giao thông, mất an toàn, Sở GTVT đã đặt chốt đèn tín hiệu tại dốc cầu này để hạn chế kẹt xe. Thế nhưng, việc có chốt đèn ngay dốc cầu đã gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Để xử lý, Sở GTVT đã tính đến phương án bịt nút đèn tín hiệu để người dân đi vòng thêm một đoạn rồi quay trở lại đường Hưng Phú. Tuy nhiên, do phải vòng lại khá xa, người dân không đồng thuận, phương án này không khả thi. Trước mắt, trung tâm đã phân luồng giao thông, cấm ô tô rẽ trái từ đường Chánh Hưng về Hưng Phú trên cả 2 hướng vào giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc giao thông. Về lâu dài, để xóa chốt đèn tín hiệu tại đây, khi hoàn thành xong dự án nâng cấp đường Ba Đình (dự kiến cuối năm 2020), trung tâm sẽ có phương án đóng dải phân cách đường Chánh Hưng giao với đường Hưng Phú - Phạm Hùng và khi ấy sẽ không còn đèn tín hiệu giao thông ở khu vực này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.