• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Tối ưu tổ chức giao thông nút phía Tây cầu Sông Hàn

26/05/2017, 07:05

Giải pháp sử dụng đèn tín hiệu tại nút phía Tây cầu sông Hàn (Đà Nẵng) được xem tối ưu nhất, vì sao?

hầm chui6
Từng dòng phương tiện lưu thông êm thuận qua nút giao ngay trong giờ cao điểm chiều. Ảnh: Tấn Việt

Gần một tháng đưa vào vận hành hầm chui phía Tây cầu Sông Hàn (Hải Châu, Đà Nẵng), nút giao khác mức này được tổ chức giao thông kết hợp với đèn tín hiệu giao thông (THGT), đặt ở 3 hướng nút giao, làm nhiệm vụ điều tiết các hướng giao thông từ đường Trần Phú (lưu thông 1 chiều), phía cầu Sông Hàn và đường Lê Duẩn.

Bỏ đèn tín hiệu: 1 điểm thông, nhiều nút dễ tắc

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng nên phân luồng và bỏ sử dụng đèn THGT. Thay vì chờ đèn xanh/đỏ các phương tiện lưu thoát hoàn toàn từ cầu xuống đường Lê Duẩn và ngược lại.

Riêng hướng đường Trần Phú lên cầu Sông Hàn, xe có chiều cao trên 3,5m (không được lưu thông qua hầm chui) sẽ sử dụng các nút giao Phan Đình Phùng, Bạch Đằng, hoặc Yên Bái, Lê Duẩn để đảo chiều phương tiện và lên cầu Sông Hàn từ đường Lê Duẩn hoặc đi làn bên trái đường Trần Phú (tổ chức giao thông 2 chiều một đoạn đường Bạch Đằng để đón phương tiện từ đường Trần Phú rẽ trái xuống)…

Trao đổi vấn đề này, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng Lê Văn Trung cho rằng: trước khi hầm chui hoàn thành, việc tổ chức giao thông tại nút giao này được Đà Nẵng tham vấn các cơ quan chuyên môn, chuyên gia để tìm giải pháp tổ chức giao thông tối ưu nhất. Trong đó tính đến hai phương án không sử dụng đèn THGT và phương án có sử dụng đèn tín hiệu.

Về phương án không sử dụng đèn THGT: Với các phương tiện từ đường Trần Phú lên cầu sông Hàn, hoặc từ cầu Sông Hàn rẽ trái xuống đường Trần Phú và xe có chiều cao trên 3,5m, tư vấn thiết kế đưa hai giải pháp: 1 - lắp dải phân cách trên đường Lê Duẩn qua phạm vi nút, bố trí quay đầu tại vị trí trước nhà văn hóa truyền thống quân đội cho các dòng rẽ trái. 2 - lắp dải phân cách trên đường Lê Duẩn phạm vi từ nút giao Trần Phú đến nút giao đường Yên Bái.

Theo đó, các dòng rẽ trái lên cầu sông Hàn phải đi qua hầm - rẽ phải đi đường Phan Đình Phùng-Yên Bái-Lê Duẩn để lên cầu hoặc vào đường gom trong nút; các xe có chiều cao lớn hơn 3,5m đi thẳng vào đường gom, rẽ phải đi Lê Duẩn- rẽ trái đi Yên Bái về Trần Phú.

Với các dòng rẽ trái lên cầu sông Hàn đi qua hầm - rẽ trái đi đường Phan Đình Phùng - rẽ trái đi đường Bạch Đằng - rẽ trái lên đường gom phía Nam cầu sông Hàn - rẽ phải lên cầu sông Hàn.

Ông Phạm Ngọc Vinh, Phó Giám đốc Công ty CP TVXD CT giao thông 5 (Đơn vị tư vấn thiết kế) đánh giá: Ưu điểm của các giải pháp này là tạo lưu thông thông suốt đường Lê Duẩn - cầu Sông Hàn và ngược lại. Tuy nhiên, phương án này tồn tại hàng loạt nhược điểm, hạn chế khi giải quyết thông hành 1 nút giao nhưng dồn mật độ phương tiện lên nhiều nút giao Lê Duẩn-Yên Bái, Yên Bái-Phan Đình Phùng-Trần Phú; kéo dài hành trình và không thể rút ngắn thời gian lưu thông (so với chờ đèn THGT).

Đây đều là các nút có diện tích hẹp, mặt cắt đường, bán kính nút giao nhỏ, tạo nút thắt cổ chai. Ngoài ra trên các đoạn đường này có trường học, công sở, ngân hàng, dịch vụ ăn uống dễ gây xung đột giữa các dòng phương tiện chuyển hướng… Theo các chuyên gia, điều đáng lo ngại do các phương tiện chuyển làn ngay khi lên khỏi hầm đoạn ngắn (50m) với lưu lượng lớn, tạo xung đột, mất ATGT, gây ùn tắc giao thông.

hầm chui

Phương án bỏ đèn THGT tồn tại hàng loạt nhược điểm, hạn chế khi giải quyết thông hành 1 nút giao nhưng dồn mật độ phương tiện lên nhiều nút giao Lê Duẩn-Yên Bái, Yên Bái-Phan Đình Phùng-Trần Phú; kéo dài hành trình và không thể rút ngắn thời gian lưu thông so với chờ đèn THGT.

hầm chui1
Ở phương án đèn tín hiệu 2 pha, hướng rẽ từ Trần Phú lên cầu sông Hàn có thời gian đèn xanh 20 giây, tối đa chỉ cần 1-3 chu kỳ đèn là giải phóng toàn bộ dòng xe, tạo an toàn, thuận lợi cho các phương tiện chuyển hướng, không giao cắt. 

Dùng đèn THGT: Phổ biến và hiệu dụng

Theo đơn vị tư vấn thiết kế, thực tế việc tổ chức hầm chui khác mức kết hợp đèn tín hiệu giao thông khá phổ biến cả trong nước (như các nút khác mức Kim Liên, Thanh Xuân, Trung Hòa…) và nhiều nước trên thế giới.

Phương án này hạn chế được những nhược điểm trên, đảm bảo ATGT đồng thời có thể linh hoạt trong việc tổ chức giao thông, phù hợp với điều kiện mặt bằng nút giao chật hẹp, đặc trưng và lưu lượng của các dòng xe qua nút.

Theo khảo sát, dòng xe đi thẳng lên xuống cầu chiếm 52,6% tổng lưu lượng xe qua nút; dòng xe đi thẳng trên đường Trần Phú và sẽ trái từ đường Trần Phú lên cầu lần lượt là 30% và 14%. 

Đặc biệt, các phương tiện ô tô được lưu thông liên tục qua cầu sông Hàn (kể cả giờ cao điểm), rút ngắn hành trình di chuyển cũng như giảm ùn tắc giao thông nút phía Tây cầu Rồng; các loại xe có chiều cao trên 3,5m và phương tiện của các hộ dân, khách sạn, ngân hàng nằm trên đường Trần Phú đoạn trong phạm vi nút được lưu thông, tiếp cận thuận lợi.

Về điểm hạn chế liên quan đến các dòng xe chờ tín hiệu đèn, ông Trung cho rằng: Cần tiếp tục theo dõi và áp dụng cơ chế điều chỉnh linh hoạt số pha đèn cũng như chu kỳ đèn cho phù hợp với tình hình lưu lượng xe thực tế. Như: trường hợp dòng xe rẽ trái từ cầu về đường Trần Phú không lớn, bố trí 2 pha kết hợp với cấm dòng phương tiện rẽ trái (giờ cao điểm) từ cầu qua đường Trần Phú để tránh xung đột với dòng đi thẳng lên cầu…

Do nút giao có mặt bằng hẹp, nằm sát đường dẫn cầu sông Hàn, khoảng cách từ tâm nút đến các nút giao lân cận khá ngắn (90m-170m) nên có một số hạn chế như: Khoảng cách từ nút cầu sông Hàn đến nút Phan Đình Phùng ngắn nên làm hạn chế tĩnh không của Hầm, không đáp ứng cho tất các loại xe, chỉ cho phép xe có chiều cao dưới 3,5m lưu thông qua (tĩnh không hầm = 4m), độ dốc 4%; Đảm bảo điều kiện an toàn đoạn từ miệng Hầm đến nút giao thông đường Phan Đình Phùng ít nhất 50m (tránh bị ùn tắc tại nút này); Đảm bảo các loại xe có chiều cao từ 3,5m trở xuống lưu thông qua Hầm, các loại xe có chiều cao lớn hơn 3,5m đi trên đường gom bên Hầm qua nút và tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện của các hộ dân, khách sạn, ngân hàng nằm trên đường Trần Phú đoạn trong phạm vi nút lưu thông, tiếp cận được thuận lợi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.